Ông Nguyễn Văn Bé Tám, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, cho biết do địa hình núi phức tạp, lửa lớn, đá nổ và không loại trừ bom đạn còn sót lại bị kích nổ nên chính quyền địa phương quyết định cho các lực lượng tạm dừng chữa cháy, chờ đến sáng 27-4, để đảm bảo an toàn.
Cháy lớn trên núi Cô Tô (An Giang)
Theo UBND huyện Tri Tôn, vụ cháy rừng tại xã núi Cô Tô xảy ra vào trưa cùng ngày. Nhận tin báo, chính quyền địa phương đã huy động hơn 150 cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng công an, quận đội, kiểm lâm, dân quân, cùng hàng chục xe tải, máy bơm nước… triển khai nhiều phương án chữa cháy. Khu vực cháy đa phần là cây tạp, thực bì. Việc chữa cháy gặp nhiều khó khăn do địa hình hiểm trở, thiếu nước.
Rất nhiều tiếng nổ lớn phát ra từ cánh rừng bị cháy
Ngoài núi Cô Tô, chiều 26-4, một vụ cháy rừng khác cũng xảy ra tại núi Dài, xã Lương Phi (huyện Tri Tôn). Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Nguyễn Văn Bé Tám cho biết, cây rừng khu vực này chủ yếu là tầm vông nên lửa cháy lan rất nhanh.
Đến 23 giờ tối 26-4, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp vẫn đang nỗ lực dập lửa tại khu rừng này. Do diện tích đám cháy đã lan ra rất rộng, lực lượng chức năng nỗ lực tạo các đường băng giáp ranh đám cháy, ngăn lửa cháy lan.
Lửa cháy đổ rực cả một cánh rừng
Hiện chưa xác định được nguyên nhân và con số thiệt hại từ 2 vụ cháy trên.
Thất Sơn, Bảy Núi là vùng đất núi đồi xen lẫn đồng bằng thuộc TP Châu Đốc, các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn.
Thất Sơn có 37 ngọn núi, đồi lớn nhỏ, rải rác với độ cao trung bình từ 50 đến 710m, có nhiều cảnh đẹp. Vào mùa khô, những ngọn núi này có nguy cơ cháy rất cao do nhiều người dân đến tham, vào rừng lấy mật ong, dễ làm phát sinh lửa gây cháy lan