APEC-VIETNAM: Quảng bá cơ hội đầu tư, kinh doanh

LTS: Từ ngày 7 đến 9-9, tại thành phố Vladivostok, LB Nga, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu Việt Nam đã có nhiều hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao lần thứ 20 của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tại đây, một lần nữa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định với cộng đồng APEC về quyết tâm của Việt Nam trong việc triển khai mạnh mẽ các biện pháp tái cơ cấu kinh tế, tạo môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn, kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam.

LTS: Từ ngày 7 đến 9-9, tại thành phố Vladivostok, LB Nga, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu Việt Nam đã có nhiều hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao lần thứ 20 của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tại đây, một lần nữa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định với cộng đồng APEC về quyết tâm của Việt Nam trong việc triển khai mạnh mẽ các biện pháp tái cơ cấu kinh tế, tạo môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn, kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam.

Mở rộng hợp tác, liên kết

Diễn đàn APEC trong những năm qua tiếp tục được xem là cơ chế hợp tác kinh tế quan trọng hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. APEC hiện hội tụ 21 nền kinh tế thành viên, trong đó có 9 là thành viên G-20, chiếm 59% dân số thế giới, đóng góp hơn 50% GDP và 57% thương mại toàn cầu. Châu Á - Thái Bình Dương hiện là khu vực có đầu tư trực tiếp lớn nhất với 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và 75% lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ chuyên cơ bước xuống sân bay quốc tế Kneviche, Vladivostok. Ảnh: T.LƯU

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ chuyên cơ bước xuống sân bay quốc tế Kneviche,
Vladivostok. Ảnh: T.LƯU 

Tại Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu, nhấn mạnh Việt Nam đang bước sang thời kỳ chiến lược phát triển mới - tiếp tục đổi mới toàn diện, tái cơ cấu nền kinh tế và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, trong đó hội nhập kinh tế là nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế, châu Á - Thái Bình Dương nói chung và APEC nói riêng càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam.

Hầu hết các đối tác Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược hoặc có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam nằm ở châu Á - Thái Bình Dương. Quan hệ hợp tác nhiều mặt và liên kết kinh tế - thương mại của Việt Nam với khu vực này liên tục phát triển mạnh mẽ và ngày càng đi vào chiều sâu trong nhiều năm qua.

Và đó được xem là nền tảng để Việt Nam mở rộng hợp tác, liên kết với tầm cao mới, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực, và quan trọng hơn là để góp phần duy trì sự phát triển năng động của châu Á - Thái Bình Dương.

APEC-VIETNAM: Quảng bá cơ hội đầu tư, kinh doanh ảnh 2Việt Nam luôn dành sự quan tâm và ưu tiên đặc biệt đến việc phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Nga, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Việt Nam sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nga nói chung và vùng Viễn Đông nói riêng hợp tác, làm ăn với Việt Nam; cũng như khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường, mở rộng hợp tác với vùng Viễn Đông, Nga.
APEC-VIETNAM: Quảng bá cơ hội đầu tư, kinh doanh ảnh 3

Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam đang tích cực tìm các giải pháp để tái cơ cấu đầu tư công, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính; đồng thời quyết tâm chống tham nhũng, đẩy mạnh cải cách hành chính để tăng tính ổn định, minh bạch chính sách kinh tế, hoàn thiện cơ chế pháp lý cho đầu tư, kinh doanh.

“Các bạn đã đồng hành với chúng tôi trong suốt hơn 25 năm Đổi mới vừa qua. Hãy tiếp tục chung tay cùng chúng tôi trong giai đoạn hết sức then chốt hiện nay và sắp tới, chúng tôi sẽ làm hết sức mình để tạo ra một môi trường thuận lợi, lành mạnh nhất để các bạn làm ăn, kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam” - Chủ tịch nước nhấn mạnh trong thông điệp của mình.

Trong cuộc tiếp và trò chuyện với đại diện các tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ tham dự APEC, lãnh đạo các tập đoàn Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, và hội nhập quốc tế. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng bày tỏ mong muốn quá trình chuyển đổi của kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp khu vực APEC kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam. 

Sức hút của vùng Viễn Đông

Sau khi từ sân bay Kneviche về đến đảo Russkiy, nơi diễn ra các hoạt động chính của APEC 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có cuộc gặp gỡ nói chuyện với cán bộ, nhân viên Tổng lãnh sự quán Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Vladivostok. Tại đây, Chủ tịch nước đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, nhất là Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Vladivostok cần chủ động hơn nữa trong việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở Vladivostok với các doanh nghiệp ở trong nước.

Qua đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc kinh doanh, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư của cả 2 phía, nhất là ở những ngành có thế mạnh của Việt Nam như chế biến thủy, hải sản, sản xuất đồ gỗ, may mặc...

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp và trao đổi với đại diện các tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ tham dự APEC.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp và trao đổi với đại diện các tập đoàn hàng đầu của
Hoa Kỳ tham dự APEC. 

Tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt - Nga, Chủ tịch nước phát biểu, nhấn mạnh quan hệ kinh tế - thương mại đang ngày càng phát triển là nền tảng và động lực quan trọng để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga. Các doanh nghiệp 2 nước cần khai thác hiệu quả tiềm năng và khả năng bổ sung lẫn nhau giữa Việt Nam và khu vực Viễn Đông, góp phần vào việc tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư song phương xứng tầm với mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga.

Chủ tịch nước cho rằng về đầu tư, Việt Nam đang quan tâm đến việc Nga tích cực triển khai chiến lược phát triển vùng Viễn Đông đến năm 2025 do Tổng thống Vladimir Putin khởi xướng và đang tích cực nghiên cứu đề xuất với Nga về thành lập liên doanh trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, thủy, hải sản, đồ gỗ, may mặc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị một số cơ hội hợp tác trước mắt như thiết lập đường bay thẳng giữa Việt Nam và Viễn Đông, tạo sự thuận lợi cho giao thương. Cùng với hợp tác về khai thác dầu khí, Việt Nam mong muốn đầu tư trực tiếp hoặc thành lập các liên doanh để sản xuất, khai thác, chế biến các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh. Việt Nam cũng sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp Nga nói chung và doanh nghiệp vùng Viễn Đông nói riêng sang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Ông Victor Isaev, Đại diện toàn quyền của Tổng thống Nga tại Viễn Đông, kiêm Bộ trưởng phụ trách phát triển Viễn Đông, đã đánh giá cao sự quan tâm hợp tác đầu tư của Việt Nam và khẳng định Nga đang tìm kiếm mở rộng đối tác đầu tư, trong đó tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam là một trong những ưu tiên của Nga.

Các tin khác