Argentina vỡ nợ?

Argentina có thể đang trong tình trạng vỡ nợ, nhưng nhiều người có thể không biết được điều đó nếu đang sống ở thủ đô Buenos Aires.

Argentina có thể đang trong tình trạng vỡ nợ, nhưng nhiều người có thể không biết được điều đó nếu đang sống ở thủ đô Buenos Aires.

Đêm 30-7, giới quan sát quốc tế khẳng định Argentina chính thức vỡ nợ công lần thứ hai trong vòng 13 năm, sau những cố gắng đàm phán cuối cùng giữa chính phủ nước này và các chủ nợ thất bại. Bộ trưởng Kinh tế Axel Kicillof nói các quỹ kền kền đã từ chối một đề nghị giúp đỡ mới từ chính phủ để tái cấu trúc các khoản nợ.

Tuy nhiên, rõ ràng chính phủ Argentina đã không thể trả cho các chủ nợ thêm bất cứ đồng nào. Không lâu trước tuyên bố của ông Kicillof, hãng Standard & Poor’s đã đặt mức xếp hạng tín nhiệm của Argentina vào diện “vỡ nợ một phần”, sau khi nước này không thanh toán được khoản tiền lãi 539 triệu USD vào hạn chót 30-7.

Argentina thời gian qua phải đấu tranh với một nhóm các chủ nợ kền kền, những người không chấp nhận được trả nợ với giá giảm theo đa số, mà đòi Argentina phải trả nợ nguyên gốc với tổng cộng 1,5 tỷ USD. Cuộc tranh chấp kéo dài nhiều năm đã lên đến đỉnh điểm vào thứ tư (ngày 2-8), sau khi Argentina lỡ thời hạn trả lãi cho các chủ nợ thông thường. Tối thứ tư, một trung gian hòa giải do tòa New York chỉ định đã ban hành tuyên bố Argentina “sắp vỡ nợ”.

Tuy nhiên, hôm 31-7, Bộ trưởng Kicillof  bác bỏ việc Agentina bị vỡ nợ và lên án các thế lực xuyên tạc nhằm gây bất ổn kinh tế tại nước này. Tại cuộc họp báo ở thủ đô Buenos Aires, ông Kicillof nói vỡ nợ là trường hợp con nợ không thể thực hiện cam kết trả nợ, Argentina không rơi vào hoàn cảnh đó. Phát biểu trên truyền hình hôm 1-8, ông Kiciloft nói việc mọi người cho rằng Argentina vỡ nợ là “hoàn toàn vô lý”.

Trưởng Văn phòng chính phủ Argentina Jorge Capitanich nói quyết định đặt Argentina vào tình trạng vỡ nợ từng phần của Standard & Poor’s là “một lời nói dối vô lý”. Những người dân Argentina thức dậy vào sáng 3-8 cũng cảm thấy rối mù về thông tin vỡ nợ hay không vỡ nợ. Vì trên các tít báo lớn lưu hành trong nước, hầu hết đều đưa các tin như những thỏa thuận riêng đang được tiến hành và cuộc vỡ nợ có thể tránh được.

Các tờ báo địa phương đã mô tả cách các ngân hàng Argentina và nước ngoài đã đưa ra các đề xuất khác nhau để mua nợ từ các quỹ đầu tư kền kền. Sự mơ hồ của người dân là điều dễ hiểu, vì có một khác biệt khá lớn giữa tình hình hiện tại và cuộc vỡ nợ cách nay 13 năm. “Không thể so sánh với năm 2001” - theo Gustavo, 32 tuổi, một chủ doanh nghiệp nhỏ. Nhiều người Argentina chứng kiến tiền tiết kiệm của họ bị biến mất cùng với đồng peso lao dốc trong cuộc vỡ nợ lần trước nay vẫn không được bảo vệ vì thiếu cảnh giác. Tuy nhiên, cũng có một số người lo xa khi chỉ gửi tiết kiệm bằng USD, dù phải mua qua chợ đen.

Trang nhất tờ báo trong hình giật tít không rõ ràng về tình trạng vỡ nợ của đất nước: “Argentina không chấp nhận các điều kiện của các quỹ kền kền”.

Trang nhất tờ báo trong hình giật tít không rõ ràng về tình trạng vỡ nợ của đất nước:
“Argentina không chấp nhận các điều kiện của các quỹ kền kền”.

Phản ứng về tin tức vỡ nợ của Argentina trên các thị trường tài chính cũng khá mờ nhạt vào ngày 31-7, dường như vì không ai biết điều gì sẽ diễn ra kế tiếp. Thị trường chứng khoán và trái phiếu khá tích cực. Chỉ số chứng khoán chính Merval của Argentina giảm hơn 8% từ mức cao kỷ lục hôm thứ tư.

Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh quốc tế (ISDA) hôm 1-8 tuyên bố việc bỏ lỡ thanh toán nợ của Argentina đã kích hoạt giao dịch hoán đổi tín dụng vỡ nợ (credit default swap) đối với Argentina trên các thị trường chứng khoán nước ngoài. Ước tính việc trả các swap này sẽ tốn khoảng 1 tỷ USD. “Tôi nghĩ điều này sẽ dẫn tời một sự hoảng loạn” - Barbara Kotschwar, một nhà nghiên cứu về kinh tế quốc tế của Peterson Institute, nói.

Các tin khác