LTS: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII khẳng định việc tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị. Cụ thể là: “Tiếp tục đổi mới bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy phải gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương. Nghiên cứu thực hiện thí điểm hợp nhất một số cơ quan Đảng và Nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ”.
Trước đó, Nghị quyết số 39-NQ/TW (ban hành ngày 17-4-2015) của Bộ Chính trị khóa XI về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” đã có những đánh giá khẳng định một số kết quả quan trọng của các cấp, các ngành trong triển khai chủ trương của Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hiệu quả công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, nhất là trong khu vực sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã, phường.
Do đó, việc tinh giản tổ chức, bộ máy gắn với tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là việc thực hiện nhất thể hóa các chức danh ở cấp cơ sở để tinh giản số cán bộ được hưởng lương và phụ cấp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Trước đó, Nghị quyết số 39-NQ/TW (ban hành ngày 17-4-2015) của Bộ Chính trị khóa XI về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” đã có những đánh giá khẳng định một số kết quả quan trọng của các cấp, các ngành trong triển khai chủ trương của Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hiệu quả công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, nhất là trong khu vực sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã, phường.
Do đó, việc tinh giản tổ chức, bộ máy gắn với tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là việc thực hiện nhất thể hóa các chức danh ở cấp cơ sở để tinh giản số cán bộ được hưởng lương và phụ cấp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị còn cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả; chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đó là nhận định nêu ra trong báo cáo tổng kết công tác năm 2016 của Ban Tổ chức Trung ương.
Muốn giảm nhưng lại tăng
Thực tế cho thấy, việc thực hiện Nghị quyết số 39 (ngày 17-4-2015) của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (ngày 20-11-2014) của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế đến nay vẫn chưa tạo ra chuyển biến về chất, chủ yếu mới chỉ về lượng với kết quả hết sức khiêm tốn.
Theo Ban Tổ chức Trung ương, sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết 39, tổng biên chế cả nước đã tăng thêm hơn 11.000 người. Điều này có nghĩa là chủ trương tinh giản không hiệu quả. Lượng tinh giản biên chế chủ yếu áp dụng đối với người nghỉ hưu trước tuổi (chiếm 86,25%) chứ chưa chú trọng cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm.
Muốn giảm nhưng lại tăng
Thực tế cho thấy, việc thực hiện Nghị quyết số 39 (ngày 17-4-2015) của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (ngày 20-11-2014) của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế đến nay vẫn chưa tạo ra chuyển biến về chất, chủ yếu mới chỉ về lượng với kết quả hết sức khiêm tốn.
Theo Ban Tổ chức Trung ương, sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết 39, tổng biên chế cả nước đã tăng thêm hơn 11.000 người. Điều này có nghĩa là chủ trương tinh giản không hiệu quả. Lượng tinh giản biên chế chủ yếu áp dụng đối với người nghỉ hưu trước tuổi (chiếm 86,25%) chứ chưa chú trọng cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm.
Năm 2016, các cơ quan quản lý biên chế của Trung ương được giao là 3.725.559 người. Tuy nhiên tính đến ngày 30-10-2016, tổng số người hưởng lương, phụ cấp thực tế trong bộ máy của hệ thống chính trị là 3.734.302 người, vượt 8.743 người so với số được giao.
Hiện có 11 địa phương gồm: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao. Tính đến 30-11-2016, các bộ, ngành, địa phương ký lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp là 19.900 người.
Hiện có 11 địa phương gồm: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao. Tính đến 30-11-2016, các bộ, ngành, địa phương ký lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp là 19.900 người.
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố tính đến tháng 12-2016 là 1.193.162 người. Tổng quỹ lương của cán bộ, công chức cấp xã và thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố là 32.404,788 tỷ đồng/năm.
Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 của Ban Tổ chức Trung ương khẳng định: “Vẫn chưa khắc phục được tình trạng cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị; chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chưa đạt được mục tiêu đề ra”.
Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 của Ban Tổ chức Trung ương khẳng định: “Vẫn chưa khắc phục được tình trạng cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị; chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chưa đạt được mục tiêu đề ra”.
Bộ máy cồng kềnh không chỉ kém hiệu quả trong điều hành công việc của nhiều cấp, nhất là ở các địa phương mà còn gây bức xúc trong dư luận, người dân bất bình. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết: “Nhân dân hiện bức xúc, oán thán về chi tiêu cho bộ máy công chức thì nhiều mà hoạt động còn kém hiệu lực, hiệu quả”.
Theo đồng chí Phạm Minh Chính, Đảng ta đã nhận ra điều này, khẳng định những mặt yếu kém rất thẳng thắn, trực diện. Trong nhiệm kỳ Đại hội XII này, Đảng đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có 2 nhiệm vụ lớn, một là tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hai là xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Trước đó, trong nhiệm kỳ XI, Bộ Chính trị cũng ra Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế gắn với việc cơ cấu lại hệ thống công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Hiện nay, chúng ta đang quyết liệt thực hiện vấn đề này và bước đầu đã có kết quả ở một số địa phương.
Phải đổi mới hệ thống chính trị
Biên chế không giảm, đội ngũ công viên chức hưởng lương và phụ cấp ngày càng tăng đã tạo ra áp lực lớn đến ngân sách nhà nước, không có điều kiện để tăng lương. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Hoàng Đăng Quang thẳng thắn cho rằng, bộ máy hiện nay quá cồng kềnh. Nhiều cơ quan khối Đảng, Nhà nước trùng lắp nhiệm vụ, nhiều cơ quan mưu có chức năng giống nhau, như: giữa Sở Nội vụ với Ban Tổ chức tỉnh; giữa Thanh tra với Ủy ban Kiểm tra tỉnh; giữa Mặt trận Tổ quốc với Ban Dân vận tỉnh…
Biên chế không giảm, đội ngũ công viên chức hưởng lương và phụ cấp ngày càng tăng đã tạo ra áp lực lớn đến ngân sách nhà nước, không có điều kiện để tăng lương. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Hoàng Đăng Quang thẳng thắn cho rằng, bộ máy hiện nay quá cồng kềnh. Nhiều cơ quan khối Đảng, Nhà nước trùng lắp nhiệm vụ, nhiều cơ quan mưu có chức năng giống nhau, như: giữa Sở Nội vụ với Ban Tổ chức tỉnh; giữa Thanh tra với Ủy ban Kiểm tra tỉnh; giữa Mặt trận Tổ quốc với Ban Dân vận tỉnh…
Vì vậy, đề nghị Ban Tổ chức Trung ương sớm tham mưu cho Bộ Chính trị thống nhất về việc nhất thể hóa các chức danh thuộc cơ quan Đảng, chính quyền để làm sớm và có hướng dẫn cụ thể. Nên nghiên cứu thí điểm một số địa phương có điều kiện, để đồng chí Bí thư cấp ủy đảm nhiệm chức Chủ tịch UBND, nhằm tạo ra sự thống nhất, giải quyết nhanh nhạy mọi công việc, qua đó tăng cường năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng với chính quyền.
Đồng chí Hoàng Đăng Quang cũng cho biết, thời gian qua do việc phân cấp không thống nhất, chồng chéo, một số bộ ngành Trung ương bổ nhiệm cán bộ sở, ngành ở địa phương nhưng không thông qua ý kiến địa phương, gây bức xúc dư luận.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, tinh giản biên chế phải kết hợp với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức một cách hợp lý. Nhưng, hiện nay hầu hết các cơ quan, đơn vị vẫn chỉ giảm một cách cơ học là 10% mà chưa chú ý cơ cấu lại đội ngũ công chức.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, tinh giản biên chế phải kết hợp với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức một cách hợp lý. Nhưng, hiện nay hầu hết các cơ quan, đơn vị vẫn chỉ giảm một cách cơ học là 10% mà chưa chú ý cơ cấu lại đội ngũ công chức.
“Chúng ta tính toán lại cơ cấu để thay đổi bộ máy, thay đổi lại đội ngũ công chức, viên chức để nâng chất lượng. Đây là vấn đề quan trọng. Nếu không cơ cấu lại tổ chức, đội ngũ công chức, viên chức thì không thực hiện tinh giản biên chế. Việc mô tả vị trí theo cơ cấu của công chức, viên chức, vấn đề đó là quan trọng nhất”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết.
Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương cần chỉ đạo quyết liệt, có đề án cụ thể về đổi mới hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Trong đó có những giải pháp như nhất thể hóa một số mô hình của cấp ủy Đảng với Nhà nước.
Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương cần chỉ đạo quyết liệt, có đề án cụ thể về đổi mới hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Trong đó có những giải pháp như nhất thể hóa một số mô hình của cấp ủy Đảng với Nhà nước.
Ví dụ như đồng chí Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy kiêm luôn Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kiêm luôn Chánh Thanh tra; một số chức danh khác như Trưởng ban Tuyên giáo kiêm luôn Giám đốc Sở TT-TT; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc kiêm Trưởng ban Dân vận… Những chức danh này có vị trí, chức năng nhiệm vụ khá tương đồng với nhau thì nên hợp nhất lại.
Bên cạnh đó, một số bộ, ngành có nhiệm vụ gần giống nhau cũng nên sáp nhập, như giữa Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, giữa Bộ Xây dựng và Bộ GTVT. Qua đó vừa giải quyết được vấn đề cán bộ, giảm biên chế và xây dựng bộ máy tinh gọn và hiệu quả hơn. Đây cũng là biện pháp nâng cao được trách nhiệm của người đứng đầu của cấp ủy, chính quyền, các cấp, ngành.
Đồng chí Phạm Minh Chính cho biết, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của ngành Tổ chức Xây dựng Đảng hiện nay là đẩy mạnh thực hiện “4 hóa” trong cải cách hành chính: “hạt nhân hóa lãnh đạo; chuẩn hóa các văn bản pháp quy; đơn giản hóa về thủ tục hành chính; tự động hóa về tổ chức thực hiện”.
Đồng chí Phạm Minh Chính cho biết, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của ngành Tổ chức Xây dựng Đảng hiện nay là đẩy mạnh thực hiện “4 hóa” trong cải cách hành chính: “hạt nhân hóa lãnh đạo; chuẩn hóa các văn bản pháp quy; đơn giản hóa về thủ tục hành chính; tự động hóa về tổ chức thực hiện”.
Đây được xem là những nội dung cơ bản để tiến hành tinh giản biên chế, cơ cấu lại hệ thống công chức, viên chức theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị.
“Tiến hành tham mưu, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để một nhiệm vụ chỉ một cơ quan, một tổ chức đảm nhiệm, một tổ chức, một cơ quan có thể làm nhiều nhiệm vụ, một việc chỉ một người làm, một người làm nhiều việc; bổ sung các quy định, quy chế, hướng dẫn… bảo đảm đồng bộ, thống nhất, liên thông giữa hệ thống Đảng và hệ thống chính trị”, đồng chí Phạm Minh Chính nhấn mạnh.