Chiều 15-2, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TPHCM tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác cải cách tư pháp TPHCM năm 2022 và triển khai chương trình làm việc năm 2023. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TPHCM chủ trì.
Đồng chí Lê Thanh Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TPHCM, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TPHCM cùng các đồng chí trong Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TPHCM dự.
Bí thư Thành ủy TPHCM, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TPHCM Nguyễn Văn Nên phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG
Phát biểu kết luận, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đánh giá, hệ thống chính trị của TPHCM tiếp tục nâng cao nhận thức, yêu cầu về đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt thực hiện các chủ trương có liên quan đến lĩnh vực công tác tư pháp.
Cùng với đó, hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TPHCM đã duy trì đúng quy chế, ngày càng nề nếp, hiệu quả; công tác tham mưu kịp thời hơn, cụ thể hơn, có hiệu quả… Đồng chí cũng đánh giá, ghi nhận những kết quả nổi bật của từng cơ quan tư pháp, cơ quan tiến hành tố tụng của TPHCM trong năm vừa qua.
Thời gian tới, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Bí thư Thành ủy TPHCM lưu ý Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TPHCM tham mưu, đôn đốc, phối hợp tổ chức thực hiện tốt hơn giữa các cơ quan tư pháp, cơ quan tiến hành tố tụng.
Bí thư Thành ủy TPHCM lưu ý Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TPHCM tham mưu, đôn đốc, phối hợp tổ chức thực hiện tốt hơn giữa các cơ quan tư pháp, cơ quan tiến hành tố tụng. Ảnh: VIỆT DŨNG
Đồng thời, Bí thư Thành ủy TPHCM yêu cầu tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, chuẩn bị nguồn cán bộ và kiện toàn đội ngũ nhân sự trong các cơ quan tư pháp, cơ quan tiến hành tố tụng. Đồng chí cũng gợi mở nhiều cách để bổ sung thêm lực lượng nhằm đáp ứng nhiệm vụ; chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức công vụ, chính trị tư tưởng, trình độ chuyên môn, xây dựng đội ngũ có trình độ, thích ứng, sáng tạo...
Đồng chí yêu cầu thêm, đó là quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất… phải đảm bảo hoạt động, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp, cơ quan tiến hành tố tụng. Song song đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường chuyển đổi số, số hóa hồ sơ…
Bí thư Thành ủy TPHCM nhắc lại sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, đồng chí yêu cầu trong công việc, từng cán bộ trong ngành tư pháp phải chuyển đổi tâm thế, phong cách làm việc để tạo thêm nhiều giá trị cho công việc.
“Mình phải sử dụng công nghệ, đừng để công nghệ sử dụng mình”, đồng chí Nguyễn Văn Nên nhắc nhở và khuyến khích cán bộ sử dụng công nghệ, phát huy thế mạnh của công nghệ vào trong công việc. Cùng với đó, tăng cường đổi mới, sáng tạo trong thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
Đồng chí Lê Thanh Liêm phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG
Trước đó, tại hội nghị, đồng chí Lê Kim Hiếu, Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TPHCM, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TPHCM đã báo cáo tóm tắt kết quả công tác cải cách tư pháp năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.
Năm qua, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TPHCM luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ quan tư pháp Thành phố hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu do ngành cấp trên giao, các nội dung được phân công trong chương trình làm việc của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TPHCM năm 2022. Qua đó góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, đảm bảo an ninh xã hội trên địa bàn TPHCM.
Các cơ quan tư pháp, cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp của TPHCM tiếp tục quan tâm thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức; duy trì nề nếp việc thực hiện quy chế phối hợp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm.
Năm 2022, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TPHCM thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ. Ảnh: VIỆT DŨNG
Cùng với đó, cơ bản thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chính trị gắn với tinh thần cải cách tư pháp. Nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng, đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không để xảy ra oan sai, hạn chế đến mức thấp nhất án bị trả hồ sơ điều tra bổ sung, án bị huỷ, sửa do lỗi chủ quan. Ngoài ra, tập trung thực hiện việc rà soát, giải quyết án còn tồn đọng, tạm đình chỉ; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc, trại tạm giam, nhà tạm giữ, kho vật chứng, mua sắm trang thiết bị làm việc, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp.
Cùng với đó, cơ bản thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chính trị gắn với tinh thần cải cách tư pháp. Nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng, đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không để xảy ra oan sai, hạn chế đến mức thấp nhất án bị trả hồ hủy, sửa do lỗi chủ quan.Năm qua, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TPHCM thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ; qua đó đã thực hiện đạt và vượt một số chỉ tiêu, nhiệm vụ do ngành cấp trên giao.
Trong đó, tỷ lệ kiến nghị trong công tác thi hành án hình sự, thi hành án dân sự của VKSND hai cấp đạt 100%; tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm án dân sự đạt 91,5% (vượt 21,5%); tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm án hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động đạt 81% (vượt 11%) chỉ tiêu Quốc hội đặt ra. Cục Thi hành án dân sự TPHCM thi hành xong về việc và tiền vượt chỉ tiêu được giao.