Phát biểu khai mạc của phiên họp, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết, sự thật là tình hình kinh tế- xã hội của Thành phố ba năm nay diễn biến đúng như dư báo của các chuyên gia và cũng đang diễn ra theo chiều hướng nhu thế. TP chúng ta hội nhập sâu rộng có ảnh hưởng đến những diễn biến tình hình trong và ngoài nước. Năm 2021 Chúng ta đối diện với đại dịch; sau đó chúng ta kiểm soát được đại dịch. Đến năm 2022 kinh tế bắt đầu phục hồi, chúng ta dự tính lấy lại những gì đã mất. Và đã thực hiện được và đã đạt những chỉ số phấn khởi. Nhưng cuối năm 2022 và đầu năm 2023 có nhiều thách thức, từ đó đưa ra chỉ tiêu thấp hơn năm 2022. Nhưng chúng ta không ngờ kinh tế Thành phố tăng trưởng thấp đến thế.
Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, nói theo góc độ y tế, sau cơn bạo bịnh chúng ta sẽ vực dậy, độ phục hồi rất mạnh nhưng không đứng vững mà lại “quẹo lại”. Như vậy kinh tế Thành phố sau khi phục hồi nhẹ đã “quẹo lại” có đúng quy luật không, chúng ta điều trị có đúng phát đồ không ? Theo các chuyên gia cơn bịnh chưa phục hồi tốt, nên bị vậy. Như vậy có đúng không? Nhìn nhận trong từng ngành, từng khía cạnh để đánh giá nghiệm túc khách quan nhất để đưa ra nhưng giải pháp trong thời gian tới để hoàn thành chỉ tiêu đề ra. “đội ngủ” chăm sóc con bệnh đã tận tình hết mức chưa? Từng lĩnh vực, công tác triển khai đã ổn chưa?. Bí thứ đề nghị, không nói nhiều về khách quan nữa, cần đi sâu vào nguyên nhân nội tại của chúng ta. Quan trọng là chúng ta nhìn thấy nó và khắc phục như thế nào, không nói chung chung nữa, làm thế nào để ra hiệu quả.
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch:
Thành phố đã bỏ trống “trận địa” đầu tư công
Chúng tôi rất tâm tư trong 2-3 ngày nay, sau khi tình hình kinh tế Quí 1-2023 của Thành phố được công bố, có lẽ tình hình hiện nay tôi đã dự báo. Nhưng có lẽ diễn biến xây hơn dự báo, có lẽ TP lần đầu tiên giảm sút mạnh như vậy trong nhiều năm nay. Kinh tế Thành phố tăng trưởng trong Quí 1-2023 chỉ 0,7% bất ngờ hơn chúng ta dự báo. Vậy đâu là nguyên nhân? báo cáo của sở KHĐT chưa làm rõ nguyên nhân, Trong Quí 4-2022 kinh tế bị hai tác động rất lớn, trên thế giới lĩnh vực tài chính bị ảnh hưởng, trong nước bất động sản bị đóng băng. TPHCM bị tác động hai yếu tố này mạnh nhất nước. Đến thời điểm này 2 yếu tố này đã dễ chịu hơn nhiều, từ Quí-2023 tình hình đã và sẽ được cải thiện. Trở lại tăng trưởng kinh tế của Thành phố tại sao tăng trưởng thấp như vậy? Năm 2023 cả nước có 30 tỷ đô la cho đầu tư công điều này quan trọng. TPHCM đầu tư công được phân bổ hơn 70.000 tỷ nhưng Quí 1-2023 giải ngân chỉ đạt 2%. Như vậy TPHCM bỏ hoàn toàn đầu tư công để kích thích kinh tế Thành phố phát triển. Công khai minh bạch các dự án vẫn chưa minh bạch được. Phát triển thị trường nội địa, chưa bao giờ TP thấp hơn cả nước, chưa bao giờ tổng doanh thu bán hàng thấp cả nước nhưng vừa qua cũng không được tốt. Như vậy Thành phố không sử dụng hiệu quả 3 trụ cột nói trên. Nhiều người nói với tôi TP không có chuyện gì làm. Như vậy sao phát triển?
Đại diện Ngân hàng Nhà nước tại TPHCM:
Sớm triển khai gói 120.000 tỷ
Tăng trưởng tín dụng vẫn còn chậm, tình hình sức khỏe doanh nghiệp vẫn còn khó, đầu ra của thị trường suy giảm nên nhu cầu vay vốn không nhiều. Làm sao phối hợp với các sở ngành để hỗ trợ các doanh nghiệp. Về gói 120.000 tỷ cho phát triển nhà ở xã hội, sửa chữa nhà chung cư, hiện nay Ngân hàng nhà nước đang xây dựng dự thảo để triển khai, 1-2 tuần tới sẽ triển khai gói này, khi có hướng dẫn thì Ngân hàng nhà nước Chi nhánh TPHCM sẽ triển khai ngay đến người dân, doanh nghiệp có nhu cầu.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP:
Hoàn thiện pháp lý đất đai để đưa giá trị vào phát triển kinh tế
Tâm trạng chung của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay đang cố gắng duy trì hoạt đông, hiện nay doanh nghiệp đang tồn đọng hàng tồn kho rất nhiều, kiến nghị ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp về lãi suất, giãn nợ… Hiện nay lượng vốn nằm trong kho rất nhiều, kể cả hàng đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng đối tác tiêu thụ chậm họ cũng khất nợ… Kiến nghị ngân hàng chấp nhận tín chấp hoặc thế chấp nguyên liệu, thành phẩm để vay vốn. Tâm trạng của doanh nghiệp là kỳ vọng, chờ đợi giải pháp của chính phủ, kỳ vọng vào đầu tư công. Nhóm thứ hai là những doanh nghiệp cố gắng ấp ủ phát triển dài hạn, nhưng với lãi suất vay trên 10% thì không doanh nghiệp nào dám vay làm. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn tính toán vay làm trong tương lai, đón đầu cho kinh tế phục hồi, cần vốn dài hạn 7-10 năm với lãi suất dưới 7%. Kiến nghị hỗ trợ giải quyết các thủ tục phát lý để đưa bất động sản vào thế chấp vay vốn.