Biến số giá dầu & CP dầu

Sau biến cố giá dầu cuối năm 2014, nhóm CP dầu khí, đặc biệt là những mã CP có vốn hóa lớn đang giao dịch dựa vào diễn biến của giá dầu thế giới. Chính vì vậy, biến số giá dầu tiếp tục là chủ đề của nhóm CP này trong thời gian tới.

Sau biến cố giá dầu cuối năm 2014, nhóm CP dầu khí, đặc biệt là những mã CP có vốn hóa lớn đang giao dịch dựa vào diễn biến của giá dầu thế giới. Chính vì vậy, biến số giá dầu tiếp tục là chủ đề của nhóm CP này trong thời gian tới.

 

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa công bố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014, với tổng doanh thu từ đơn vị thuộc tập đoàn đạt 745.500 tỷ đồng (vượt kế hoạch 11,8%). Việc giá dầu giảm đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của PVN, đặc biệt trong nửa cuối năm 2014. Dù vượt kế hoạch nhưng thực tế tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị của PVN năm 2014 giảm 2,3%.

Chính vì vậy, kế hoạch của PVN trong năm 2015 được đặt ra với nhiều kịch bản doanh thu theo biến động của giá dầu. Theo đó, kịch bản xấu nhất là nếu giá dầu đứng ở mức 60USD/thùng, doanh thu toàn tập đoàn giảm 31% xuống còn 515.000 tỷ đồng.

PVN chưa đưa ra kịch bản nào cho giá dầu ở mức thấp hơn 60USD/thùng dù giá dầu hiện nay đã ở dưới mức 50USD/thùng. Nếu giá dầu tiếp tục đứng dưới mức 60USD/thùng trong thời gian dài, kế hoạch của PVN có thể gặp một số thách thức nhất định.

Tính đến thời điểm hiện tại, các công ty dầu khí niêm yết (trực thuộc PVN) có vốn hóa lớn ước tính đã đạt và vượt kế hoạch kinh doanh 2014 đề ra. Đơn cử là Tổng CTCP Khí Việt Nam (GAS). Theo dự báo của CTCK Maybank KimEng (MBKE), doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2014 của GAS tăng khoảng 6,5% và 1,3%, tương đương đạt 69.722 tỷ đồng và 13.956 tỷ đồng.

Có được kết quả này do GAS hiện  đang độc quyền thu gom, vận chuyển, chế biến, dự trữ, kinh doanh khí và các sản phẩm khí từ các mỏ do PVN và liên doanh. Hiện nay, GAS dẫn đầu thị phần khí hóa lỏng (LPG) với 69% thị phần. Đây là lợi thế rất lớn khi nhu cầu sử dụng khí ngày càng tăng theo đà phát triển của nền kinh tế, trong khi nguồn cung trong  nước đang chững lại.

GAS đã  khởi công dự án ống dẫn khí mới Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 1 và giai đoạn 1 dự án kho chứa 1 triệu tấn LNG Thị Vải (dự kiến hoàn thành vào 2017). Đây là những dự án tất yếu vì Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khí vào năm 2017 khi nguồn cung các mỏ khí trong nước không bắt kịp tăng trưởng nhu cầu tiêu  thụ.

CTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD) có doanh thu năm 2014 ước đạt khoảng  19.716 tỷ đồng (tăng 32,6%), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ước đạt xấp xỉ 2.400 tỷ đồng (tăng 28%). Dù đạt kết quả tương đối khả quan, nhưng theo dự báo của các chuyên gia, hoạt động kinh doanh của PVD trong năm 2015 có phần chững lại do yếu tố giá dầu.

Mặc dù PVD đã chốt các hợp đồng cho thuê giàn khoan tự có với giá cho thuê được cố định đến hết 2015, nhưng doanh thu có thể chịu ảnh hưởng từ sụt giảm nhu cầu của các giàn khoan thuê ngoài và các dịch vụ liên quan đến khoan. Tuy vậy, lợi nhuận của PVD sẽ được bù đắp bởi các thu nhập khác.

Chẳng hạn, PVD có thể sẽ ghi nhận lợi nhuận đột biến từ liên doanh PVD - Baker Hughes xấp xỉ 350 tỷ đồng. Với giả định giá dầu đứng ở mức 60USD/thùng, lợi nhuận sau thuế năm 2015 của PVD có thể giảm nhẹ khoảng 7,5% còn 2.220 tỷ đồng.

Tương tự, Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PVS) có doanh thu hợp nhất ước đạt  30.500 tỷ đồng (bằng 121% kế hoạch năm, tăng 18%) và lợi nhuận trước thuế năm 2014 giảm khoảng 5,2% nhưng vẫn hoàn thành 187,9% kế hoạch (tương đương 2.150 tỷ đồng). Năm 2015, PVS đề xuất kế hoạch với tổng doanh thu 27.000 tỷ đồng (giảm 11,4% so với thực hiện năm 2014), lợi nhuận trước thuế 1.300 tỷ đồng (tương đương 60% thực hiện 2014).

Theo MBKE, kế hoạch do PVS đề ra tương đối hợp lý do giá dầu xuống thấp có thể khiến các nhu cầu sử dụng một số dịch vụ của doanh nghiệp sụt giảm. Trong năm 2015, một số hoạt động của PVS có thể sẽ còn gặp khó khăn, bao gồm: mảng cho thuê tàu chuyên dụng, sửa chữa công trình ngầm bằng ROV (tàu Amadues tạm thời ngừng hoạt động do gặp một số vấn đề với đối tác).

Các tin khác