Những xung đột xung quanh BOT, BT
Thời gian qua, đã xảy ra rất nhiều xung đột giữa người dân xung quanh dự án BOT giao thông với chủ đầu tư; xung đột giữa người tham gia giao thông với chủ đầu tư dự án BOT. Nhiều xung đột đã trở thành sự phản kháng của người dân với chủ dự án, dẫn đến bất ổn trong xã hội...
Theo Bộ KH-ĐT, đến 31/12/2019, có tổng cộng 336 dự án đầu tư theo hình thức PPP được ký kết, với tổng số vốn khoảng 1.609.335 tỷ đồng.
Hình thức đầu tư chủ yếu là BOT và BT, trong đó BOT chiếm 41,6% (140/336) và BT chiếm 55,9% (188/336), chủ yếu tập trung trong lĩnh vực giao thông vận tải với 220 dự án, chiếm 65,5% trong tổng số các dự án được đầu tư theo hình thức PPP, còn lại là thuộc về các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường...
Thời gian qua, đã xảy ra rất nhiều xung đột giữa người dân xung quanh dự án BOT giao thông với chủ đầu tư; xung đột giữa người tham gia giao thông với chủ đầu tư dự án BOT. Nhiều xung đột đã trở thành sự phản kháng của người dân với chủ dự án, dẫn đến bất ổn trong xã hội...
Theo Bộ KH-ĐT, đến 31/12/2019, có tổng cộng 336 dự án đầu tư theo hình thức PPP được ký kết, với tổng số vốn khoảng 1.609.335 tỷ đồng.
Hình thức đầu tư chủ yếu là BOT và BT, trong đó BOT chiếm 41,6% (140/336) và BT chiếm 55,9% (188/336), chủ yếu tập trung trong lĩnh vực giao thông vận tải với 220 dự án, chiếm 65,5% trong tổng số các dự án được đầu tư theo hình thức PPP, còn lại là thuộc về các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường...
Tuy nhiên, các dự án đầu tư PPP thời gian qua đã bộc lộ một số sơ hở, thiếu sót, là lỗ hổng gây thất thoát Ngân sách Nhà nước. Cụ thể, từ năm 2016 đến năm 2019, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 4.684 tỷ đồng, trong đó nhiều dự án có tỷ lệ xử lý tài chính lớn từ 11% đến 13% giá trị được kiểm toán. Đồng thời, cơ quan này cũng kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn so với phương án ban đầu của 81 dự án là 300 năm, trong đó có dự án giảm thời gian nhiều nhất là 13 năm 1 tháng 12 ngày. Đối với 50 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 9.102 tỷ đồng, có những dự án tỷ lệ kiến nghị xử lý tài chính lớn từ 27% đến 29% giá trị được kiểm toán. Nếu các dự án này không được kiểm toán thì số tiền thất thoát sẽ rất lớn, mức độ chịu phí sẽ đè nặng lên người dân, doanh nghiệp. Sở dĩ, có những bất cập này, theo TS Nguyễn Minh Phong, là do việc triển khai còn một số tồn tại, bất cập, nổi bật là: Công tác lựa chọn, lập, thẩm định dự án PPP chưa được thực hiện chặt chẽ. Công tác công bố dự án, danh mục dự án chưa được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch. Nhiều dự án được thực thiện theo đề xuất của nhà đầu tư, được chỉ định thầu, chưa bảo đảm tính cạnh tranh, minh bạch. Công tác giám sát trong quá trình thực hiện hợp đồng còn lỏng lẻo... Ngoài ra, nhiều dự án BOT trong quá trình xây dựng và thực hiện, đã không lấy ý kiến, không quan tâm lợi ích và sự phản ứng của người dân, không chính xác trong xác định phương án tài chính, nhất là không hợp lý trong phương án thu phí giao thông.Phải thay đổi Theo các chuyên gia, cốt lõi của mọi nguyên nhân chính là sự không chặt chẽ trong quản lý nhà nước đối với dự án BOT, thậm chí còn có nhận thức sai lệch, ngộ nhận về BOT, không coi dự án BOT giao thông là tài sản công và đầu tư công nên không cần Kiểm toán Nhà nước. Khía cạnh khác, nhiều nhà đầu tư lại có cảm giác mình bị chèn ép, thiệt thòi khi tham gia các dự án BOT, BT... Nhiều lúc họ như những "người hùng cô đơn" khi phải đứng ra giải quyết các lùm xùm, sự phản ứng của người dân liên quan tới dự án.
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đi vào hoạt động bước đầu phát huy hiệu qủa về kinh tế-xã hội.
Ông Trần Chủng – Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông bày tỏ, trăn trở của các nhà đầu tư hạ tầng giao thông chính là việc chưa có một bộ luật hoàn chỉnh về PPP. Tức là thể chế hiện nay mới có cao nhất là cấp Nghị định và thông tư, các Bộ còn có những văn bản khác nữa, đôi khi có sự chồng chéo, khiến DN gặp nhiều khó khăn, cản trở. Cho nên, các nhà đầu tư mong muốn có một bộ luật để có hành lang trong đó thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, nhà đầu tư, đặc biệt trong phương thức PPP chia sẻ thắng lợi và rủi ro. “Những rủi ro phần lớn đều nghiêng về phía các nhà đầu tư. Nhiều rủi ro dẫn tới có những nhà đầu tư khả năng phá sản hoặc tạo ra nợ xấu với ngân hàng. Như vậy, điều đầu tiên chúng tôi lo lắng chính là chưa có luật chơi, bộ luật hoàn chỉnh” – ông Trần Chủng nói. Cụ thể với Tập đoàn Đèo Cả - đơn vị tham gia nhiều dự án theo hình thức PPP, ông Trần Văn Thế - Phó chủ tịch Tập Đoàn, cho biết: “Trong quá trình đầu tư, có những nhà đầu tư không thực hiện được việc góp vốn chủ sở hữu để tham gia đầu tư vào dự án, có những bất đồng về Luật DN cũng như luật qui định về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư cho nên việc xử lý rất mất thời gian, thậm chí chúng tôi phải mời cả những đơn vị như kiểm toán, công an, các bộ, ngành vào để giải quyết việc xử lý nhà đầu tư yếu kém”. Bất cập thứ hai là cam kết của phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thường xuyên bị vô hiệu khi mà một bên hợp đồng đơn phương không thực hiện những cam kết đã ký với nhà đầu tư bằng hợp đồng dự án. Do đó, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Khẳng định sự cần thiết phải “thay đổi luật chơi”, ông Nguyễn Đăng Trương – Cục trưởng Cục quản lý đấu thầu (Bộ KH-ĐT) cho rằng: Chúng ta cần phải có bộ luật rõ ràng, mạch lạc và tính pháp lý cao, ổn định. Đấy là điều mà khung khổ pháp lý tạo ra sân chơi có công bằng minh bạch hay không. Đạo luật phải thể hiện được đây là mô hình đầu tư theo phương thức đối tác công tư, có nghĩa công và tư là đối tác của nhau nó phải dựa trên cuộc chơi, luật chơi bình đẳng.Minh bạch dân mới đồng thuận Ông Nguyễn Đăng Trương cho biết, hiện nay nhiều nhà đầu tư đang bị lỗ, nhiều nhà đầu tư nản lòng khi đầu tư bỏ ra vốn lớn, rủi ro cao, mà chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Nhiệm vụ của chúng ta phải tuyên truyền đến nhà đầu tư, chính quyền địa phương, người dân – là người sử dụng dịch vụ cuối cùng có sự thông cảm, chia sẻ, thấu hiểu những chính sách pháp luật của Nhà nước, để mục tiêu chỉ phục vụ người dân chứ không phải làm giàu cho Nhà nước hay nhà đầu tư.
Nhiều tập đoàn muốn tham gia các dự án quan trọng mong muốn có luật chơi bình đẳng giữa Nhà nước - nhà đầu tư, giữa nhà đầu tư - nhà đầu tư.
Để người dân tin và vui vẻ khi bỏ tiền ra sử dụng dịch vụ, các cơ quan chức năng cần bổ sung quy định chặt chẽ về tiêu chí và phương thức lựa chọn nhà đầu tư, tránh tình trạng lựa chọn nhà đầu tư chỉ dựa trên cơ sở vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính, nhưng không có năng lực thực sự; quy định về cơ cấu nguồn vốn đầu tư, hình thức góp vốn; việc lập, phê duyệt và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, định mức đơn giá và việc công bố chỉ số giá thị trường; quy định rõ nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, để người dân thực sự đồng lòng, theo ông Nguyễn Minh Phong, việc thu phí phải bảo đảm tuyệt đối minh bạch, trên cơ sở định kỳ cập nhật mức thu thực tế và bổ sung hoàn thiện quy trình chặt chẽ, có giám sát bằng công nghệ tiên tiến và thực hiện bắt buộc công nghệ thu phí tự động…