Bloomberg: Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ TPP

Trong 1 thập kỷ tới, nhờ TPP, GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng 11%, tức tăng thêm 36 tỷ USD. Xuất khẩu cũng có thể tăng trưởng 28% vì các công ty sẽ chuyển nhà máy đến Việt Nam.

Trong 1 thập kỷ tới, nhờ TPP, GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng 11%, tức tăng thêm 36 tỷ USD. Xuất khẩu cũng có thể tăng trưởng 28% vì các công ty sẽ chuyển nhà máy đến Việt Nam.

 

Đã có nhiều tổ chức nghiên cứu đưa ra nhận định Việt Nam sẽ là nền kinh tế được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP – Hiệp định tự do thương mại hướng đến xóa bỏ 18.000 loại thuế khác nhau giữa 12 nước thành viên. Trong 1 thập kỷ tới, nhờ TPP, GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng 11%, tức tăng thêm 36 tỷ USD. Xuất khẩu cũng có thể tăng trưởng 28% vì các công ty sẽ chuyển nhà máy đến Việt Nam.

Dưới đây là những gì các chuyên gia phân tích và các nhà nghiên cứu kinh tế nói về tác động của TPP đến Việt Nam.

Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong hiệp định TPP?

Việt Nam là một đối tác quan trọng trong chiến dịch xoay trục châu Á của Tổng thống Obama. Xét cả về kinh tế và chính trị, quan hệ Việt – Mỹ đang ở mức độ nồng ấm nhất kể từ khi chiến tranh kết thúc cách đây 40 năm.

Ngành nào của kinh tế Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP?

Mỹ và Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu sẽ đem đến nhiều lợi ích cho các công ty dệt may Việt Nam. Cùng với lợi thế chi phí nhân công rẻ hơn, Việt Nam có được lợi thế cạnh tranh so với Trung Quốc. Theo đánh giá của Eurasia Group, xuất khẩu giày dép và dệt may của Việt Nam có thể tăng trưởng 50% trong 10 năm tới.

Thủy sản cũng là ngành được hưởng lợi khi thuế nhập khẩu áp dụng lên tôm, mực và cá ngừ hiện đang ở mức 6,4 – 7,2% sẽ được dỡ bỏ. Dẫu vậy, Việt Nam vẫn đối mặt với những quy định ngặt nghèo về xuất xứ hàng hóa.

Bloomberg: Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ TPP ảnh 2

TPP có ý nghĩa gì với các công ty nước ngoài ở Việt Nam?

Vì các sản phẩm từ Việt Nam được miễn thuế, TPP sẽ tạo giúp tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam. Những công ty dệt may như Texhong Textile Group Ltd., Shenzhou International Group Holdings Ltd. và Pacific Textiles Holdings Ltd. đang chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam để tận dụng lợi thế từ TPP.

Điều này có ý nghĩa như thế nào với tâm lý nhà đầu tư ở Việt Nam?

Kể từ đầu tuần đến nay chỉ số VnIndex đã tăng 4,9%. Các nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh cổ phiếu nhóm logistic, công nghiệp, thủy sản và dệt may. Tổng cộng khối ngoại đã mua vào 41,8 tỷ USD cổ phiếu Việt Nam trong tuần này, sau khi bán mạnh vào đầu tháng. Nguyên nhân là do dự đoán các ngành này sẽ đón dòng vốn FDI mạnh mẽ.

Ngành nào sẽ bị tổn thương?

Ngành nông nghiệp của Việt Nam – đặc biệt là mảng gia súc – được dự báo sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn nước ngoài có lợi thế về quy mô và hiệu quả hoạt động. Xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với dược phẩm (hiện đang ở mức 2,5%) cũng khiến thị trường khốc liệt hơn. Ngoài ra TPP sẽ tăng cường quyền sở hữu trí tuệ, khiến khả năng tiếp cận sản phẩm mới cũng như sản xuất thuốc mới của các công ty Việt Nam bị giới hạn.

Tác động đến chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ?

Thủ tướng đã kêu gọi cải cách ngành nông nghiệp để tăng cường khả năng cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia. TPP cũng gây sức ép buộc Việt Nam phải đẩy mạnh cải tổ các doanh nghiệp nhà nước.

Các tin khác