Bộ Tài chính: Giá cả có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong quý 4

(ĐTTCO)-Do chịu tác động từ diễn biến nhanh, phức tạp của tình hình thế giới, giá một số hàng hóa trong nước có xu hướng tăng và sẽ tăng nhẹ do nhu cầu mua sắm của người dân dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Bộ Tài chính: Giá cả có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong quý 4

Ngày 8/12, Bộ Tài chính cho biết giá cả có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong quý 4 do nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tăng cao.

Theo Bộ Tài chính, trong 11 tháng của năm 2022, thị trường trong nước nhìn chung đã có sự phục hồi đáng kể sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhu cầu hàng hóa bắt đầu tăng sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Đồng thời, do chịu tác động từ diễn biến nhanh, phức tạp của tình hình thế giới, giá một số hàng hóa trong nước như nguyên nhiên vật liệu, năng lượng... có xu hướng tăng giá từ cuối quý 1, quý 2, ổn định trong quý 3 và có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong quý 4 do nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán tăng cao.

Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính với vai trò thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan chủ động tính toán và dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát, xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá cả năm cũng như thường xuyên cập nhật theo sát tình hình thực tế báo cáo Chính phủ. Đến nay, mặt bằng giá cơ bản vẫn được kiểm soát.

Bên cạnh đó, việc quản lý điều hành giá được thực hiện thận trọng, giá các mặt hàng Nhà nước định giá cơ bản được giữ ổn định từ đầu năm đến nay như giá bán lẻ điện bình quân, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công; giá dịch vụ giáo dục.

Ngoài ra, giá xăng dầu được điều hành sát với diễn biến giá thế giới nhưng với mức tăng thấp hơn nhờ sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá kết hợp giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu kịp thời giúp bình ổn giá xăng dầu trong nước; đồng thời giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với xăng động cơ không pha chì nhằm góp phần đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu.

Đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm nguồn cung vẫn dồi dào, đây là những mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), hiện Việt Nam vẫn chủ động được trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Thuận sản xuất, kích tiêu dùng bằng chính sách thuế mới

Thuận sản xuất, kích tiêu dùng bằng chính sách thuế mới

(ĐTTCO) - Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay người bán, là những chính sách được kỳ vọng sẽ tạo những cú hích mạnh nhằm kích thích tiêu dùng, thuận sản xuất. 

Giao nhiệm vụ cho các sở công thương sau sáp nhập

Giao nhiệm vụ cho các sở công thương sau sáp nhập

(ĐTTCO) - Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 5061 yêu cầu các sở công thương các tỉnh, thành trực thuộc trung ương, sau khi ổn định tổ chức, cần nhanh chóng tập trung vào một số nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm.

Vị thế Việt Nam, thế mạnh TPHCM

Vị thế Việt Nam, thế mạnh TPHCM

(ĐTTCO) - Tổ chức chính quyền địa phương phương 2 cấp, từ 63 tỉnh thành cả nước chỉ còn 34 tỉnh, thành không chỉ là sự sắp xếp lại các địa danh trên bản đồ, mà còn là một cuộc cải cách, đưa Việt Nam phát triển lên một vị thế, một tầm cao mới.