Bơm vốn phát triển kinh tế nông nghiệp

Tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn đang là một điểm sáng góp phần đắc lực vào quá trình công nghiệp hóa. Đây là lĩnh vực NHNN khuyến khích các NHTM phát triển trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt.

Tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn đang là một điểm sáng góp phần đắc lực vào quá trình công nghiệp hóa. Đây là lĩnh vực NHNN khuyến khích các NHTM phát triển trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt.

Từ trước đến nay, kênh dẫn vốn chính của khu vực nông nghiệp, nông thôn là Agribank với tổng dư nợ đạt 70% tổng dư nợ tín dụng. Sau khi có Nghị định 41/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp - nông thôn ban hành tháng 4-2010, nhiều ngân hàng bắt đầu có các dự án hướng tới khu vực quan trọng này. Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng là một trong những ngân hàng có chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn.

Khách hàng làm thủ tục vay vốn tại ACB. Ảnh: LÃ ANH

Khách hàng làm thủ tục vay vốn tại ACB. Ảnh: LÃ ANH

Hiện ACB có sản phẩm “Cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp”, là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng thực hiện kế hoạch, dự án phát triển kinh tế thuộc khu vực nông thôn. Đối tượng khách hàng của chương trình này là cá nhân người Việt Nam, hộ gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp ngoài quốc doanh có mục đích sử dụng vốn tài trợ các dự án thuộc khu vực nông thôn (không thuộc khu vực đô thị Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM). Điều kiện được vay vốn là khách hàng có tài sản thế chấp, cầm cố thuộc sở hữu của chính người vay hoặc người bảo lãnh dùng để bảo đảm.

Thủ tục vay vốn tại ACB

  •  Khách hàng vay phát triển kinh tế nông nghiệp có thể vay tiền đồng với thời hạn tối thiểu 12 tháng, tối đa 60 tháng. Mức cho vay tùy theo nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa đến 85% dự án. 
  • Hình thức trả nợ cũng khá linh hoạt, khách hàng có thể trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ (nếu vay ngắn hạn) hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng, hàng quý. 
  • Khách hàng có nhu cầu vay vốn chỉ cần thực hiện các thủ tục khá đơn giản như: giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ACB); hồ sơ pháp lý: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, hộ khẩu thường trú hoặc KT3, giấy đăng ký kết hôn hay xác nhận độc thân… của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có); tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ; chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo.

Ngoài chương trình trên, hiện nay ACB cũng có chương trình “Tài trợ thu mua dự trữ” cho doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động để thu mua nguyên vật liệu dự trữ phục vụ xuất khẩu, hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.

Chương trình tài trợ này của ACB cũng gắn liền với lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, nhất là đối với các doanh nghiệp mua lương thực, lúa, gạo và các nông sản khác như: cao su, hạt điều, cà phê, hồ tiêu, sắn lát… phục vụ xuất khẩu.

Điểm đặc biệt của chương trình này là ACB tài trợ bổ sung vốn lưu động để thu mua nguyên vật liệu nhằm mục đích dự trữ khi chưa có hợp đồng xuất khẩu, hoặc khi đã có hợp đồng khung nhưng chưa có thời gian giao hàng cụ thể. Tài trợ linh hoạt từ khi thu mua nguyên vật liệu cho đến khi nhận được tiền thanh toán của đối tác nhập khẩu.

Doanh nghiệp sẽ được sử dụng hạn mức thu mua dự trữ linh hoạt; được nhân viên nhiều kinh nghiệm của ACB tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan để có phương án tối ưu nhất; được tài trợ không cần tài sản bảo đảm nếu đáp ứng đủ các tiêu chí xét chọn của ACB…

Theo các chuyên gia kinh tế, tín dụng nông nghiệp đem lại cơ hội phát triển cho ngân hàng  trong bối cảnh liên tục 3 năm trở lại đây đều phải thắt chặt chính sách tiền tệ, đặc biệt là siết hạn mức tín dụng đối với bất động sản, chứng khoán, cho vay tiêu dùng… Sự an toàn của khách hàng nông nghiệp cùng với chính sách ưu đãi của Nhà nước đã khiến khu vực này có sức hấp dẫn hơn. Sau khi có chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp - nông thôn, nguồn vốn đổ vào khu vực này đã được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn sản xuất nông nghiệp vẫn còn rất lớn và cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các ngân hàng để nông dân không phải tìm đến tín dụng đen. Sự sẵn sàng của các ngân hàng không chỉ là dành sẵn hạn mức tín dụng cần thiết, mà còn ở việc cải tiến thủ tục cho vay đơn giản hơn để phù hợp với trình độ của người vay vốn. Có mạng lưới rộng khắp, nhất là tại các tỉnh ĐBSCL, ACB đang trở thành một trong những ngân hàng cổ phần có nhiều lợi thế trong phát triển tín dụng nông nghiệp - nông thôn.

Chi nhánh ACB Lạc Long Quân mở giao dịch ngoài giờ

(ĐTTC) - Chi nhánh Lạc Long Quân của Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa mở rộng trụ sở và triển khai hoạt động giao dịch ngoài giờ tại địa chỉ 624 Lạc Long Quân, phường 5, quận 11, TPHCM (tầng trệt cao ốc Khải Hoàn). Thời gian giao dịch của Chi nhánh Lạc Long Quân từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần; các ngày thứ bảy, chủ nhật giao dịch từ 7 giờ 15 phút đến 11 giờ 30 phút và từ 13 giờ đến 16 giờ 45 phút.

Với việc triển khai hoạt động ngoài giờ, Chi nhánh Lạc Long Quân sẽ giải ngân cho khách hàng có nhu cầu trong các ngày nghỉ. Chi nhánh Lạc Long Quân cung cấp các dịch vụ giao dịch ngoài giờ: mở tài khoản tiền gửi thanh toán (TGTT), tiền gửi tiết kiệm (TGTK); nộp rút tiền mặt trên tài khoản TGTT, TGTK; mua ngoại tệ mặt từ khách hàng vãng lai, mua ngoại tệ chuyển khoản từ tài khoản TGTT; nhận chuyển tiền (tiền mặt, chuyển khoản) cho người thụ hưởng trong và ngoài hệ thống ACB; chi trả tiền chuyển về từ trong và ngoài nước; nộp rút tiền từ thẻ, rút tiền từ máy ATM; chi trả tiền Western Union; tiếp nhận hồ sơ vay vốn và giải ngân cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh và dịch vụ; thu nợ, lãi vay khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp; các dịch vụ ngân hàng khác.

Thế Tường

Các tin khác