Cái bắt tay cần thiết?

Ông chia sẻ hiện nay xu hướng bắt tay giữa DN sản xuất và DN thương mại đang dần phổ biến hơn. Nó không chỉ dừng lại ở câu chuyện gia công nhãn hàng riêng cho siêu thị vẫn được nói đến nhiều trong thời gian qua. Những DN thương mại nay chỉ làm khâu phát triển thương hiệu, tìm thị trường… còn tất cả sản phẩm đã được đặt hàng ở một DN mạnh về sản xuất.

Trong khi chia sẻ về câu chuyện kinh doanh của DN mình, giám đốc một công ty thuộc ngành thực phẩm cho hay ngoài việc sản xuất sản phẩm cho thương hiệu của DN, ông còn gia công cho khá nhiều đơn vị khác.

Ông chia sẻ hiện nay xu hướng bắt tay giữa DN sản xuất và DN thương mại đang dần phổ biến hơn. Nó không chỉ dừng lại ở câu chuyện gia công nhãn hàng riêng cho siêu thị vẫn được nói đến nhiều trong thời gian qua. Những DN thương mại nay chỉ làm khâu phát triển thương hiệu, tìm thị trường… còn tất cả sản phẩm đã được đặt hàng ở một DN mạnh về sản xuất.

Với cái bắt tay này, các DN thương mại sẽ không phải tốn quá nhiều vốn vào đầu tư máy móc, nhà xưởng. Điều này thực sự có lợi, nhất là với những DN mới tham gia thị trường. Còn về phía nhà sản xuất, nếu họ là một DN yếu trong khâu làm thương hiệu, đây có thể cơ hội để họ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong nước và thế giới, từ đó duy trì hoạt động sản xuất.

Còn với những DN đã có thương hiệu, việc bắt tay này cũng giúp họ có thể tận dụng hết công suất máy móc, nhất là trong bối cảnh sức mua còn yếu như hiện nay, và từ đó gia tăng doanh thu cũng như lợi nhuận. Tất nhiên, vẫn còn những e ngại xung quanh cái bắt tay này. Chẳng hạn, phía DN thương mại lo lắng về chất lượng sản phẩm. Vì không trực tiếp sản xuất nên việc đảm bảo sự đồng đều, lâu dài trong chất lượng chính là một thách thức lớn.

Đó là chưa kể khi nhà sản xuất không muốn tiếp tục hợp tác, việc tìm một đối tác khác không hề đơn giản. Về phía nhà sản xuất, một lo lắng vẫn được nói đến nhiều đó chính là phải cạnh tranh với chính sản phẩm của mình. Và lâu dần, nếu không có chiến lược phát triển riêng cho mình, nguy cơ mất thương hiệu hoàn toàn có thể xảy ra.

Trở lại câu chuyện với vị giám đốc nói trên, khi chúng tôi đặt ra những thắc mắc này, ông lý giải ngay khi kinh doanh hầu hết mọi chuyện đã được chủ DN tính toán. Tất nhiên, rủi ro trong kinh doanh khó tránh khỏi, và cũng ít ai có thể nhìn thấu hết mọi việc trước khi chính thức bắt tay làm một việc gì đó. Nhưng ở một khía cạnh, nhóm ngành  nào đó, việc chuyên môn hóa trong kinh doanh đôi khi cũng rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh thị trường vẫn còn khó khăn như hiện nay.

Các tin khác