Đó là thống kê do ông Trương Văn Lương, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững TPHCM, cho biết.
Rất khó giảm nghèo
Gia đình bà Nguyễn Thị Giỏi (ngụ 49/3 Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Mỹ, quận 7) có 3 người thì một người phải chạy thận, một người bị tai nạn giao thông, người khỏe mạnh nhất đang tuổi đi học. Hàng ngày, bà Giỏi gắng gượng bán nước kiếm chút thu nhập ít ỏi. Gần đó, gia đình ông Nguyễn Trọng Phú (ngụ 1549/22/3 Huỳnh Tấn Phát) có 4 người, thì chỉ có ông Phú là lao động chính nhưng lại là làm thuê, ai kêu gì làm nấy, công việc không ổn định. Vợ ông Phú bị khuyết tật, ngày ngày bán vé số, lượm ve chai, còn 2 con nhỏ đi học.
Đặc biệt, nhiều hộ chỉ có một nhân khẩu là người già neo đơn. Cụ Dương Ngọc Anh (82 tuổi, phường Tân Thuận Tây, quận 7), không có người thân kề cận chăm sóc. Đỡ đần cụ, Trạm Y tế phường đảm nhận việc chăm sóc sức khỏe, khu phố 5 vận động người trợ giúp cụ ăn uống hàng ngày và dọn vệ sinh nhà định kỳ.
Gia đình bà Nguyễn Thị Giỏi (ngụ 49/3 Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Mỹ, quận 7) có 3 người thì một người phải chạy thận, một người bị tai nạn giao thông, người khỏe mạnh nhất đang tuổi đi học. Hàng ngày, bà Giỏi gắng gượng bán nước kiếm chút thu nhập ít ỏi. Gần đó, gia đình ông Nguyễn Trọng Phú (ngụ 1549/22/3 Huỳnh Tấn Phát) có 4 người, thì chỉ có ông Phú là lao động chính nhưng lại là làm thuê, ai kêu gì làm nấy, công việc không ổn định. Vợ ông Phú bị khuyết tật, ngày ngày bán vé số, lượm ve chai, còn 2 con nhỏ đi học.
Đặc biệt, nhiều hộ chỉ có một nhân khẩu là người già neo đơn. Cụ Dương Ngọc Anh (82 tuổi, phường Tân Thuận Tây, quận 7), không có người thân kề cận chăm sóc. Đỡ đần cụ, Trạm Y tế phường đảm nhận việc chăm sóc sức khỏe, khu phố 5 vận động người trợ giúp cụ ăn uống hàng ngày và dọn vệ sinh nhà định kỳ.
“Với các hộ già neo đơn, bệnh mạn tính…, quận xác định họ không thể tự thoát nghèo được nên quận, phường chăm lo đến suốt đời”, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Chủ tịch UBND quận 7, cho biết.
Trong khi đó, ngay tại quận 1, vẫn còn những hộ gia đình quá nghèo dẫn đến có những đứa trẻ đến tuổi mà chưa đến trường. Anh Salay Mal (34 tuổi, ngụ 24/52 Nguyễn Văn Cừ, phường Cầu Kho, quận 1) và vợ là Nguyễn Ngọc Thùy Linh cùng 4 người con chung sống trên căn gác chưa đầy 6m2 ở nhà mẹ vợ. Con trai lớn của họ là Nguyễn Hoàng Duy mới 14 tuổi, đã nghỉ học từ 2 năm nay. Con trai thứ hai là Mohammed Tohil (10 tuổi) học lớp 4, con gái thứ ba là Nguyễn Ngọc Thùy Dương Salyha (9 tuổi) học lớp 3.
Anh Salay Mal kể, hai cháu Tohil và Salyha tưởng chừng phải bỏ học. Vào đầu năm học 2016-2017, hai cháu đã nghỉ học ở nhà khoảng 1 tháng. Rất may là trong lúc các cháu thơ thẩn ở khu phố, có nhà hảo tâm biết được, đóng giùm tiền học 1 năm, nhờ vậy hai cháu được đi học tiếp trong năm nay, nhưng năm học tới đây như thế nào, vẫn là câu hỏi.
Thiệt thòi nhất là con út Nguyễn Hoàng Minh (7 tuổi), chưa đến trường. Anh Salay Mal bộc bạch, đáng lẽ cháu Minh vô lớp 1 rồi nhưng nhà không có tiền, đành chịu cảnh bỏ học ngay trước khi đi học. Về vợ mình, anh Salay Mal tâm sự, chị bị phỏng nửa người, mới đây còn bị sốt xuất huyết, tụt huyết áp nên chỉ ở nhà chăm con, không đi làm được. “Tôi chạy xe ôm, mỗi ngày được hơn 100.000 đồng, cả gia đình ăn còn chưa đủ”, anh Salay Mal cho biết.
Mong sự trợ giúp
Bà Tăng Thị Năm, Phó phòng LĐTB-XH huyện, cho biết, trong 65 hộ khó khăn đặc biệt ở huyện Nhà Bè (TPHCM), từ cuối năm 2016 đến nay, mới chỉ có 1 hộ thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, lên… diện nghèo. Việc nâng thu nhập, trợ giúp các hộ này giảm nghèo rất khó.
Theo bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, quận 7 có 37 hộ đặc biệt khó khăn. Với các hộ có lao động chính, có trẻ em đi học thì cơ hội giảm nghèo vẫn nhiều hơn, sáng sủa hơn so với các hộ già cả, neo đơn, không thể tự vươn lên thoát nghèo.
Thiệt thòi nhất là con út Nguyễn Hoàng Minh (7 tuổi), chưa đến trường. Anh Salay Mal bộc bạch, đáng lẽ cháu Minh vô lớp 1 rồi nhưng nhà không có tiền, đành chịu cảnh bỏ học ngay trước khi đi học. Về vợ mình, anh Salay Mal tâm sự, chị bị phỏng nửa người, mới đây còn bị sốt xuất huyết, tụt huyết áp nên chỉ ở nhà chăm con, không đi làm được. “Tôi chạy xe ôm, mỗi ngày được hơn 100.000 đồng, cả gia đình ăn còn chưa đủ”, anh Salay Mal cho biết.
Mong sự trợ giúp
Bà Tăng Thị Năm, Phó phòng LĐTB-XH huyện, cho biết, trong 65 hộ khó khăn đặc biệt ở huyện Nhà Bè (TPHCM), từ cuối năm 2016 đến nay, mới chỉ có 1 hộ thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, lên… diện nghèo. Việc nâng thu nhập, trợ giúp các hộ này giảm nghèo rất khó.
Theo bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, quận 7 có 37 hộ đặc biệt khó khăn. Với các hộ có lao động chính, có trẻ em đi học thì cơ hội giảm nghèo vẫn nhiều hơn, sáng sủa hơn so với các hộ già cả, neo đơn, không thể tự vươn lên thoát nghèo.
Với các hộ có lao động chính mà phải nuôi theo nhiều thành viên khác không tạo ra thu nhập, bằng mọi giải pháp, quận hỗ trợ giúp lao động chính có việc làm. Các em đang tuổi đi học, quận và phường sẽ vận động nhà hảo tâm chăm lo quần áo, dụng cụ học tập, xe đạp và học bổng cho các cháu. Nhiều cháu được tặng học bổng liên tục đến khi tốt nghiệp ra trường.
Trước thực tế này, từ tháng 1-2017, TPHCM có riêng chính sách hỗ trợ từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng/tháng/hộ đặc biệt khó khăn, tùy số nhân khẩu. Cùng với đó, hộ nào có người già, người khuyết tật, tâm thần…, phường, xã cũng lập danh sách hỗ trợ từng cá nhân (tùy mức 380.000 - 570.000 đồng/người/tháng) theo chính sách chung trong cả nước.
Trước thực tế này, từ tháng 1-2017, TPHCM có riêng chính sách hỗ trợ từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng/tháng/hộ đặc biệt khó khăn, tùy số nhân khẩu. Cùng với đó, hộ nào có người già, người khuyết tật, tâm thần…, phường, xã cũng lập danh sách hỗ trợ từng cá nhân (tùy mức 380.000 - 570.000 đồng/người/tháng) theo chính sách chung trong cả nước.