Do tính chất quan trọng của các quy định, dự thảo này đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, trải qua nhiều cuộc hội thảo và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến tại phiên họp tháng 2, 4 và 5.
Kinh doanh đa cấp sai do lừa đảo ngay từ đầu
Quy định đáng chú ý trong dự thảo là việc bổ sung tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp. Giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng kinh doanh đa cấp (KDĐC) là phương thức kinh doanh hiện đại, nếu tuân thủ đúng pháp luật sẽ phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu kinh doanh theo phương thức đa cấp vi phạm quy định của pháp luật sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra hậu quả rất lớn. Thực tế vừa qua nhiều vụ KDĐC vi phạm quy định của pháp luật đã gây thiệt hại cho hàng chục ngàn người, chủ yếu là dân nghèo ở các vùng nông thôn. Do đó, cần thiết bổ sung vi phạm KDĐC để xử lý hình sự.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng cần xem xét lại quy định này. Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) đề nghị cân nhắc chưa bổ sung tội vi phạm các quy định về KDĐC vì chưa có đánh giá việc kinh doanh này gây thiệt hại lớn, gây bức xúc trong nhân dân có nguyên nhân do đâu.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng cần xem xét lại quy định này. Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) đề nghị cân nhắc chưa bổ sung tội vi phạm các quy định về KDĐC vì chưa có đánh giá việc kinh doanh này gây thiệt hại lớn, gây bức xúc trong nhân dân có nguyên nhân do đâu.
Đồng thời việc xử lý như thế nào cũng chưa được giải trình một cách rõ ràng. Mặt khác, dù có quy định cũng chưa chắc đã xử lý hình sự được các vụ việc tương tự xảy ra trong thực tiễn vừa qua, vì các doanh nghiệp này đều đã được cấp phép đăng ký kinh doanh đầy đủ. Hơn nữa, việc thiết kế khung hình phạt của tội phạm này cao nhất mới có 5 năm tù, nhẹ hơn rất nhiều so với tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản cao nhất tới 20 năm tù hoặc chung thân. Như vậy, không cẩn thận việc bổ sung tội mới sẽ là nơi để trốn không phải xử lý hình sự về tội lừa đảo.
Đại biểu Phạm Trí Thức (Thanh Hóa) cũng cho rằng cần cân nhắc hình sự tội KDĐC trái phép trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng. Đây cũng là ý kiến của Chính phủ đã nêu khi sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 1999, khi cho rằng việc kinh doanh trái phép nếu không có dấu hiệu khác chỉ nên dừng lại ở chế tài hành chính, việc áp dụng chế tài hành chính kịp thời theo đúng quy định của pháp luật cũng đủ sức răn đe, phòng ngừa.
Quy định chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hoạt động KDĐC trái phép, không phải tất cả hình thức kinh doanh trái phép như dự thảo luật, là không bảo đảm sự công bằng trong chính sách hình sự. Trường hợp KDĐC trái phép có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của người khác đã được Bộ luật Hình sự năm 2015 điều chỉnh xử lý, như Điều 174 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Điều 175 tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và bằng những chế tài khiêm khắc hơn rất nhiều.
Dù đồng tình với xử lý hình sự với vi phạm trong KDĐC nhưng theo đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình), trong kinh doanh phương thức đa cấp, người tổ chức là người đứng đầu, người đứng ra thiết lập mạng lưới điều hành, tổ chức hoạt động kinh doanh. Tất cả những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp đều phải ký hợp đồng với người tổ chức và doanh thu từ hoạt động bán hàng đa cấp đều chuyển về cho người tổ chức.
Dù đồng tình với xử lý hình sự với vi phạm trong KDĐC nhưng theo đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình), trong kinh doanh phương thức đa cấp, người tổ chức là người đứng đầu, người đứng ra thiết lập mạng lưới điều hành, tổ chức hoạt động kinh doanh. Tất cả những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp đều phải ký hợp đồng với người tổ chức và doanh thu từ hoạt động bán hàng đa cấp đều chuyển về cho người tổ chức.
Do vậy, cần thiết kế các quy định xử lý nghiêm đối với người cầm đầu tổ chức, đồng phạm với người tổ chức, còn những người tham gia ở những tầng nấc khác nhau, hưởng hoa hồng nên xem xét có hướng xử lý phù hợp. Bởi nếu xử lý những người này, phạm vi sẽ rất rộng và phức tạp.
Chặt chẽ hơn trong xử lý hành vi gây ô nhiễm
Theo các đại biểu, tội gây ô nhiễm môi trường quy định tại Điều 235 đã được quy định tương đối đầy đủ và rõ ràng các hành vi gây ô nhiễm mội trường, các dấu hiệu cấu thành tội phạm, và chỉ cần có hành vi xả thải, chôn lấp các chất thải trên mức độ cho phép là bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Chặt chẽ hơn trong xử lý hành vi gây ô nhiễm
Theo các đại biểu, tội gây ô nhiễm môi trường quy định tại Điều 235 đã được quy định tương đối đầy đủ và rõ ràng các hành vi gây ô nhiễm mội trường, các dấu hiệu cấu thành tội phạm, và chỉ cần có hành vi xả thải, chôn lấp các chất thải trên mức độ cho phép là bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội), về mặt hậu quả thiệt hại vật chất, tính mạng, sức khỏe do các hành vi này gây ra là tất yếu nhưng không được đề cập đến trong bộ luật. Do đó, cẩn bổ sung tình tiết "hậu quả nghiêm trọng và tính mạng sức khỏe và vật chất" vào tội này.
Cũng theo đại biểu Chính, hành vi xả thải ra môi trường dưới mức quy định đối với nước thải, khí thải đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này thì xử lý hình sự. Tuy nhiên, hành vi chôn lấp chất thải ra môi trường trái pháp luật, các chất thải khác như chất thải đặc biệt nguy hại, chất ô nhiễm hữu cơ, khó phân hủy, dự luật lại không quy định trường hợp chôn lấp, đổ chất thải ở mức thấp hơn và đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án mà còn vi phạm.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị không quy định đo lường, xả thải nước và không khí bằng mét khối để tính mức độ ô nhiễm môi trường, vì khó để xác định thiệt hại về ô nhiễm xảy ra. Có thể lưu lượng thải giống nhau nhưng ô nhiễm khác nhau, xả thải ít nhưng mức độ ô nhiễm nhiều, và có những trường hợp, nhà máy ống khói cao chọc trời rất khó đo được.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị không quy định đo lường, xả thải nước và không khí bằng mét khối để tính mức độ ô nhiễm môi trường, vì khó để xác định thiệt hại về ô nhiễm xảy ra. Có thể lưu lượng thải giống nhau nhưng ô nhiễm khác nhau, xả thải ít nhưng mức độ ô nhiễm nhiều, và có những trường hợp, nhà máy ống khói cao chọc trời rất khó đo được.
Doanh nghiệp có thể xả nhiều và không đo đếm được, vì vậy, nên chọn mức độ hậu quả gây ô nhiễm thiệt hại để quy định mức hình phạt hoặc kết hợp cả mức đo độ xả và mức gây ô nhiễm thực tế. Bởi lẽ, vụ xả thải của Vedan trước đây, hay của Formosa vừa qua cũng không đo đếm được bằng mét khối.