Hiện nay đã có 23 đơn vị được phê duyệt chương trình tái cơ cấu (22 đơn vị do Bộ chủ quản phê duyệt, 1 đơn vị do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt);
![]() |
Sáng ngày 17-9, Hội thảo “Tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nước và xử lý nợ xấu” đã diễn ra tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Bộ Tài Chính và tổ chức JICA (Nhật Bản).
Trong bài trình bày của mình, ông Đặng Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, Tính đến 12/2011, cả nước còn 1.309 Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), với tổng tài sản gần 1.800 nghìn tỷ đồng, vốn CSH là 700 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận đạt 162 nghìn tỷ đồng, nộp NSNN là 231 nghìn tỷ đồng, hàng năm đóng góp khoảng 27-30% GDP.
Ông Tiến cũng thẳng thắn nhìn nhận về những hạn chế hiện nay của các DNNN như: Hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp mặc dù có nhiều lợi thế về nguồn lực. Một số tập đoàn, tổng công ty, DNNN tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất cân đối tài chính, thua lỗ kéo dài.
Và việc thực hiện vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế của các TĐ, TCT còn hạn chế…
Nội dung Đề án Tái cơ cấu DNNN rà soát, phân loại DNNN theo 3 nhóm:
Nhóm 1: Các DN mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hữu hoạt động trong các ngành, lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, hệ thống cơ sở hạ tầng then chốt, các ngành độc quyền mà nhà nước cần kiểm soát.
Nhóm 2: Các DN cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:
Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tuyệt đối, có quyền quyết định các vấn đề quan trọng (trên 75% vốn điều lệ) hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sản xuất, cung cấp các sản phẩm dịch công ích,...
Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trên 65% vốn điều lệ) gồm những DN quy mô lớn, có đóng góp lớn cho ngân sách, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao,...
Nhóm 3: Các DN thua lỗ kéo dài, không có khẳ năng khắc phục sẽ thực hiện bán, chuyển nhượng, giải thế, phá sản
Từ đó, ông Tiến cho rằng cần ban hành Nghị định về quản trị DNNN; Quy chế quản trị nội bộ và kiểm soát nội bộ; thực hiện phân cấp quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước; Quy chế của người đại diện chủ sở hữu vốn; Quy định về vay nợ đầu tư của DNNN;
Thành lập Tổng cục quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp;
Hình thành cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước;
Chấm dứt các ưu đãi về tài chính, tín dụng đối với các DNNN. Minh bạch đối với DN trong lĩnh vực, ngành nghề độc quyền tự nhiên;
Ngoài ra, ông Tiến cũng cho biết thêm, hiện nay đã có 23 đơn vị được phê duyệt chương trình tái cơ cấu (22 đơn vị do Bộ chủ quản phê duyệt, 01 đơn vị do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt);
Đã trình Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt 9 đơn vị (7 Tập đoàn, 2 TCT đặc biệt);
Bộ Tài chính đã có ý kiến đối với 15 đề án (6 TĐKT, 7 TCT đặc biệt, 2 TCT nhà nước khác).