- PGS-TS TĂNG CHÍ THƯỢNG: Ngoài triển khai thực hiện Nghị quyết 16 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng chống dịch Covid-19 và Nghị quyết số 58 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5-2021, Sở Y tế đã phối hợp Sở Tài Chính tham mưu trình HĐND TPHCM thông qua các Nghị quyết như: Nghị quyết số 09 về một số chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn TPHCM và Nghị quyết số 12 về chính sách đặc thù hỗ trợ lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch Covid-19.
Cụ thể, theo Nghị quyết số 12 của HĐND TPHCM, lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 được hưởng trợ cấp 1 lần với mức từ 1.500.000 đồng đến 10.000.000 đồng tùy vào tính chất từng công việc tham gia như hỗ trợ 10.000.000 đồng đối với lực lượng y tế tuyến đầu thực hiện công việc trực tiếp; hỗ trợ 4.500.000 đồng đối với lực lượng tham gia quản lý, điều hành, điều phối trực tiếp hoạt động phòng chống dịch; hỗ trợ mức 3.000.000 đồng đối với các tình nguyện viên là nhân viên y tế, cán bộ, giảng viên các trường y khoa và mức 1.500.000 đồng đối với sinh viên y khoa.
Ngoài ra, TPHCM có thêm nhiều chính sách, động viên như: Nghị quyết 09 của HĐND TPHCM đã mở rộng đối tượng cho tất cả các lực lượng tham gia phòng chống dịch và nâng mức tiền ăn lên 120.000 đồng/người/ngày (trước đây mức 80.000 đồng/người/ngày); theo Thông báo 631 của Văn phòng UBND TPHCM ngày 11-7, các lực lượng y, bác sĩ, nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TPHCM mà có nguy cơ lây nhiễm cao với mức không quá 450.000 đồng/người/ngày tại các quận và TP Thủ Đức, không quá 350.000 đồng/người/ngày tại các huyện.
Bên cạnh đó, đảm bảo thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, viên chức, người lao động ở các cơ sở y tế công lập TP tham gia công tác phòng chống dịch theo Thông báo số 651 ngày 13-8-2021 của Văn phòng UBND TPHCM và Nghị Quyết 13 của HĐND TPHCM, cán bộ, viên chức, người lao động ở các cơ sở y tế công lập TP tham gia công tác phòng chống dịch được đảm bảo hệ số thu nhập tăng thêm 1,2 lần. Ngoài các chế độ chính sách từ nguồn ngân sách nhà nước, TP còn thực hiện huy động nhiều nhà đồng hành cùng chăm lo đời sống cho lực lượng nhân viên y tế phòng chống dịch.
- Tính đến thời điểm này, có 24.898 nhân viên y tế tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế tham gia công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Lực lượng tăng cường từ 40 bệnh viện thuộc các Bộ, ngành Trung ương và 37 đoàn nhân viên y tế của các tỉnh, thành khác là 5.559 người.
Bộ Quốc phòng huy động 1.539 người từ Học viện Quân y, Quân khu 2, Quân chủng Phòng không Không quân, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Cao đẳng Hậu cần, Bệnh viện Quân y 354, Viện Y học cổ truyền Quân đội để tham gia tại 502 trạm y tế lưu động trên địa bàn TP Thủ Đức và các quận huyện.
Bên cạnh đó, lực lượng Giảng viên, sinh viên với tổng số lượng 6.118 người.
Hiện TP đã hỗ trợ cho 10,782 người với tổng số tiền hơn 44,5 tỷ đồng.
Trong đó 2,436 người thuộc lực lượng y tế tuyến đầu thực hiện công việc trực tiếp với hơn 24,3 tỷ đồng; 1,454 người thuộc lực lượng tuyến đầu thực hiện công việc gián tiếp với hơn 6,5 tỷ đồng; 6,274 người thuộc Tổ Covid cộng đồng với hơn 12,5 tỷ đồng; 89 người thuộc lực lượng tình nguyện viên là cán bộ giảng viên, y tế tư nhân, đã nghỉ hưu, tình nguyện viên, lái xe với hơn 267 triệu đồng và 529 người là lực lượng sinh viên y khoa với hơn 793,5 triệu đồng.
- Mới đây, UBND TPHCM đã ban hành Kế hoạch số 2721 tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình nhân viên y tế tham gia công tác phòng chống dịch bị mắc Covid-19.
Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định 3040 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn ngành y tế TPHCM đã tổng hợp và chi hỗ trợ dinh dưỡng cho khoảng 16.000 nhân viên y tế có danh sách tham gia phòng chống dịch tại 39 đơn vị trực thuộc Công đoàn ngành với mức 1 triệu đồng/người (dự kiến chi khoảng 16 tỷ đồng từ nguồn tích lũy kết dư của công đoàn ngành).
Đến nay, Công đoàn ngành đã chi hỗ trợ khẩn cấp với số tiền 2 tỷ 850 triệu đồng, trong đó chi cho 37 đơn vị tuyến đầu phòng chống dịch 960 triệu đồng; chi cho 630 trường hợp F0 số tiền 1 tỷ 890 triệu đồng. Ngoài ra, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở đã tiếp nhận hỗ trợ từ các mạnh thường quân để chăm lo cho 1.256 nhân viên y tế tuyến đầu (trong đó có 935 nữ) với tổng số tiền 718,6 triệu đồng.
- Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Y tế, của UBND TPHCM, đã có nhiều bệnh viện tư nhân tham gia phòng chống dịch rất hiệu quả. Có thể nói các bệnh viện tư nhân đang chịu “áp lực” lớn khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và kéo dài. Sở Y tế đã hỗ trợ và phân bổ các trang thiết bị thiết yếu cho công tác điều trị tại các bệnh viện tư như: máy HFNC, máy thở; các thuốc điều trị đặc hiệu như Remdesvivir,… Ngoài ra, bổ sung và lắp đặt mới hệ thống oxy lỏng cho một số bệnh viện.
Riêng về cơ chế tài chính: do hiện nay Chính phủ chưa có quy định về cơ chế tài chính cho các bệnh viện ngoài công lập tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 nên vấn đề tài chính cho các bệnh viện này có khó khăn. Sở Y tế cùng Sở Tài chính đã tham mưu UBND TPHCM có Công văn 2828/UBND-KT gửi Bộ Y tế và Bộ Tài chính về việc chi trả chi phí cho các cơ sở y tế tư nhân khi tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19. Thành phố mong các bộ, ngành sớm trình Chính phủ cho phép các bệnh viện tư nhân có cơ chế thu chi phù hợp để an tâm tham gia công tác chống dịch.
Đến nay, gần 6.700 nhân viên y tế trên cả nước đã đến chi viện, tham gia tại các trung tâm hồi sức tích cực, các bệnh viện tầng 2, bệnh viện dã chiến và kể cả công tác lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng vaccine tại TPHCM. Đây là sự huy động lớn nhất từ trước đến nay của ngành y tế. Bộ Y tế khẳng định sự quan tâm của Thành ủy, UBND, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM ngay thời điểm đầu với lực lượng chi viện là hết sức chi tiết, chu đáo, đảm bảo các điều kiện làm việc, sinh hoạt.
Đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện mặc dù khó khăn nhưng tinh thần luôn lạc quan và sẵn sàng tham gia vào công tác phòng chống dịch của TP. Mặc dù, nguồn thu của bệnh viện giảm hơn ̣90% nhưng bệnh viện vẫn đảm bảo cơ bản thu nhập cho đội ngũ y bác sĩ. Bệnh viện cũng có hỗ trợ về mặt tinh thần cho những bác sĩ khó khăn, lên đường làm nhiệm vụ từ quỹ đóng góp của nhân viên bệnh viện. Hiện 50% nhân viên bệnh viện đang tham gia chống dịch tại Bệnh viện dã chiến thu dung và điều trị Covid-19, khu cách ly tại Ký túc xá Học viện bưu chính viễn thông, 5 đội tiêm vaccine cộng đồng, đội chốt kiểm dịch tại cầu Vĩnh Bình,… Ban lãnh đạo bệnh viện cũng thường xuyên động viên anh em bác sĩ tham gia phòng chống dịch, lắng nghe những tâm tư, tình cảm cùng tháo gỡ và hỗ trợ kịp thời.