Châu Âu nói đến khả năng Hy Lạp rời Eurozone

 

Lãnh đạo các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lần đầu tiên nói đến khả năng chia tách, coi việc Hy Lạp tổ chức trưng cầu dân ý trong tháng 12-2011 như yếu tố quyết định tương lai của quốc gia này trong liên minh tiền tệ.

Với sự chỉ đạo của Pháp và Đức, nhóm nền kinh tế và chính trị mạnh nhất châu Âu, hôm qua các tổ chức đã ngưng viện trợ tài chính cho Hy Lạp cho đến ngày 4 và 5-12 để quyết định liệu Hy Lạp có xứng đáng nhận được các khoản vay cần thiết để ngăn khả năng vỡ nợ.

Thủ tướng Đức tuyên bố: “Cuộc trưng cầu dân ý của Hy Lạp sẽ giải quyết được một vấn đề huy nhất: Liệu Hy Lạp còn muốn ở trong Eurozone hay không?” Tổng thống Pháp khẳng định Chính phủ Hy Lạp sẽ không nhận được một đồng nào nếu người dân bác bỏ kế hoạch mà châu Âu đã đưa ra.

Những gì đang diễn ra hiện nay để ngỏ khả năng một nước có thể sẽ phải rời Eurozone được lập ra vào năm 1999, đánh dấu thành công của châu Âu từ sau chiến tranh cho đến sự thịnh vượng.

Kết quả các cuộc khảo sát cho thấy phần lớn người Hy Lạp bác bỏ kế hoạch thắt chặt ngân sách cần phải thực hiện để nhận được hỗ trợ thế nhưng tới 7/10 người muốn Hy Lạp ở lại Eurozone.

Trong tuần, Thủ tướng Hy Lạp đã đưa ra quyết định vấp phải sự phản đối mạnh mẽ khi ông muốn đưa ra trưng cầu dân ý kế hoạch cắt giảm ngân sách, điều kiện cần để nhận được gói giải cứu thứ 2.

Thông báo mà ông đưa ra ngày 1-11 đã khiến thị trường chứng khoán châu Âu, tiền tệ và trái phiếu thế giới đi xuống nghiêm trọng. Nó được đưa ra chỉ 1 tuần sau khi lãnh đạo châu Âu họp bàn để quyết định về kế hoạch mới giúp Hy Lạp trả nợ, xây “tường lửa” quanh Italy và tái cấp vốn cá ngân hàng.

Đợt giải ngân 8 tỷ euro tương đương 11 tỷ USD sẽ tiếp tục bị trì hoãn.

Các tin khác