Chìa khoá xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ

(ĐTTCO) - Đó là một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm tại hội thảo "Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam tận dụng thời cơ vàng sau Covid -19" do ITPC tổ chức tại TPHCM. 
Chìa khoá xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ

Tại hội thảo, bà Nguyễn Bá Thiên Thư, Trưởng đại diện Công ty Registrar Corp đã trình bày về những quy định của FDA đối với việc xuất khẩu thực phẩm đến Hoa Kỳ.

Theo bà Thư,  FDA là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của chính phủ Hoa Kỳ với 2 vai trò chính là “người giữ cổng” và “cảnh sát”. Trong vai trò “người giữ cổng”, FDA thực hiện cấp giấy phép cho những bộ phận quyết định về dược phẩm, thiết bị y tế, phụ gia thực phẩm… phù hợp với thị trường. Họ đặt ra những tiêu chuẩn, thường dành cho sản phẩm đầu vào của công chúng và công nghiệp.

Còn đứng trên vai trò “cảnh sát”, FDA được quyền đặt ra các quy định và thực hiện thanh tra việc tuân thủ các quy định đó; đồng thời, phát hành những “thư cảnh cáo”, kết hợp bắt giữ cùng với hải quan, khởi tố tội phạm.

Để xuất khẩu thực phẩm đến Hoa Kỳ, bà Thư cho biết, các doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc cần phải tiến hành đăng ký số FDA theo quy định nêu trên, đồng thời tuân thủ những quy định ghi nhãn mới và Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA) của FDA.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, việc đăng ký số FDA không được sử dụng cho mục đích quảng cáo; không được sử dụng logo của FDA trên các sản phẩm thực phẩm/thực phẩm chức năng; FDA sẽ không thanh tra cơ sở trước khi cấp số đăng ký, tuy nhiên các cơ sở nộp hồ sơ đăng ký cần đồng ý việc thanh tra hậu kiểm của FDA; đăng ký số FDA tại Hoa Kỳ phải được gia hạn bắt buộc vào các năm chẵn.
Chia sẻ thêm về thị trường Hoa Kỳ, ông Mai Hữu Tín, Giám đốc ITPC cho biết Hoa Kỳ đang có xu hướng chuyển dịch nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia cung ứng truyền thống sang các quốc gia mới nổi khác, trong đó Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế đối tác hàng đầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Do đó, Hoa Kỳ là thị trường còn rất nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt. Đặc biệt là hiện nay, Việt Nam đang kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, trong khi nhiều quốc gia khác đang phải vật lộn ứng phó với tình hình dịch bệnh bùng phát khó lường.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Thuận sản xuất, kích tiêu dùng bằng chính sách thuế mới

Thuận sản xuất, kích tiêu dùng bằng chính sách thuế mới

(ĐTTCO) - Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay người bán, là những chính sách được kỳ vọng sẽ tạo những cú hích mạnh nhằm kích thích tiêu dùng, thuận sản xuất. 

Giao nhiệm vụ cho các sở công thương sau sáp nhập

Giao nhiệm vụ cho các sở công thương sau sáp nhập

(ĐTTCO) - Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 5061 yêu cầu các sở công thương các tỉnh, thành trực thuộc trung ương, sau khi ổn định tổ chức, cần nhanh chóng tập trung vào một số nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm.

Vị thế Việt Nam, thế mạnh TPHCM

Vị thế Việt Nam, thế mạnh TPHCM

(ĐTTCO) - Tổ chức chính quyền địa phương phương 2 cấp, từ 63 tỉnh thành cả nước chỉ còn 34 tỉnh, thành không chỉ là sự sắp xếp lại các địa danh trên bản đồ, mà còn là một cuộc cải cách, đưa Việt Nam phát triển lên một vị thế, một tầm cao mới.