Chính sách hỗ trợ thuế nhìn từ các nước và Việt Nam

(ĐTTCO) - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Quốc hội, Chính phủ cùng với các bộ, ngành đã và đang đẩy nhanh tiến độ ban hành nhiều chính sách và giải pháp, trong đó có các giải pháp về thuế, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn. 
Ảnh minh họa: VIẾT CHUNG
Ảnh minh họa: VIẾT CHUNG
Tuy nhiên, cần xem xét kéo dài thêm thời gian miễn giảm để hỗ trợ DN. 
Chính sách hỗ trợ tại một số nước
Mỹ: Không thực hiện gói hỗ trợ miễn, giảm, hay gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Tuy nhiên theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tính đến ngày 3-6-2021, Mỹ đã thực hiện các gói hỗ trợ với tổng giá trị 5.739 tỷ USD.
Trung Quốc: Thực hiện việc gia hạn nộp thuế TNDN, giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ nội địa và thuế xây dựng 50-100% đối với các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ với số tiền khoảng 200 tỷ nhân dân tệ từ ngày 1-11-2021 đến 31-1-2022. Ngoài ra, Trung Quốc còn thực hiện nhiều chính sách thuế khác, như gia hạn thời gian quyết toán thuế, kéo dài thời gian chuyển lỗ...
Nhật Bản: Không thực hiện gói hỗ trợ miễn, giảm, hay gia hạn nộp thuế TNDN. Tuy nhiên, Nhật Bản thực hiện các gói hỗ trợ phòng chống Covid-19, phát triển kinh tế, phòng chống thiên tai…; đồng thời hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho DN (đặc biệt là DN hoạt động trong các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, du lịch...) và người dân, với số tiền hơn 2.625 tỷ USD (tính đến ngày 1-7-2021).
Hàn Quốc: Thực hiện gói hỗ trợ miễn, giảm thuế TNDN từ 30-60% cho một số DNNVV chịu ảnh hưởng bởi đại dịch (mức hỗ trợ tối đa 200 triệu Won cho 1 DN); miễn giảm thuế GTGT cho DNNVV; đồng thời thực hiện một số gói hỗ trợ trị giá hơn 104 tỷ USD (tính đến ngày 1-7-2021).
Singapore: Không thực hiện gói hỗ trợ miễn, giảm thuế TNDN. Tuy nhiên, trong năm 2020 Chính phủ Singapore thực hiện việc gia hạn nộp thuế TNDN trong 3 tháng; đồng thời giảm thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ 10-50% cho các cá nhân tùy theo từng lĩnh vực cho đến tháng 3-2021. Tính đến ngày 17-8-2020 Chính phủ thực hiện 4 gói hỗ trợ trị giá khoảng 92 tỷ đô la Singapore.
Thái Lan: Bộ Tài chính tiếp tục giữ thuế suất thuế GTGT ở mức 7% (trước đây 10%) cho đến ngày 30-9-2023, đồng thời thực hiện gia hạn việc kê khai nộp thuế từ 1-3 tháng trong năm 2021 đối với thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN…
Philippines: Thực hiện gói hỗ trợ giảm thuế TNDN từ 17-33% tùy theo loại hình DN, đồng thời miễn thuế GTGT và miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thiết yếu như thuốc, nguyên vật liệu, phụ tùng…
Indonesia: Bộ Tài chính thực hiện việc gia hạn nộp 25% tổng số thuế TNDN từ tháng 4-2020 và gia hạn nộp 50% tổng số thuế TNDN từ tháng 7-2020 cho DN chịu ảnh hưởng bởi đại dịch; đồng thời hoàn thuế GTGT cho một số DN chưa phải thông qua việc thanh, kiểm tra, cùng một số chính sách, giải pháp khác như miễn thuế GTGT liên quan đến hoạt động cho thuê văn phòng, miễn thuế GTGT đối với một số loại xe, miễn một số loại thuế xuất nhập khẩu…
Ngoài các chính sách hỗ trợ về thuế TNDN, GTGT cho DN, các nước trên còn có những chính sách hỗ trợ về thuế khác, như miễn giảm thuế TNCN, miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, hoàn thuế GTGT, hỗ trợ chi phí lãi vay, gia hạn các khoản vay, hỗ trợ chi phí tiếp cận thị trường, hỗ trợ chi phí thuê văn phòng, gia hạn thời gian quyết toán thuế, kéo dài thời gian chuyển lỗ…

Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam
Ngày 27-10-2021, Chính phủ ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19-10-2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Theo Nghị quyết 406 và Nghị định 92, DN và hộ, cá nhân kinh doanh được hưởng các chính sách hỗ trợ về thuế như sau:
Về thuế TNDN, DN có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu giảm so với năm 2019, sẽ được giảm 30% số thuế phải nộp năm 2021. Về thuế GTGT, giảm 30% trên thuế suất thuế GTGT (đối với phương pháp khấu trừ) hoặc trên tỷ lệ % tính thuế GTGT (đối với phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu) từ ngày 1-11-2021 đến 31-12-2021 đối với các lĩnh vực: dịch vụ vận tải (đường sắt, đường thủy, hàng không, đường bộ); dịch vụ lưu trú, ăn uống; đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ liên quan quảng bá, tổ chức tour du lịch, sản phẩm, dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật và giải trí; thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; thể thao, vui chơi và giải trí.
Đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch Covid-19 trong năm 2021, sẽ được miễn thuế TNCN, thuế GTGT và các loại thuế khác phải nộp của quý III và IV-2021. Các đối tượng thuộc diện miễn thuế do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Trước đó ngày 19-4-2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2021.
Có thể thấy thời gian qua các cơ quan trung ương và địa phương đã dành sự quan tâm đặc biệt để hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi đại dịch, trong đó các giải pháp về thuế có vai trò quan trọng trong việc giúp DN vượt qua khó khăn. Việc miễn, giảm, gia hạn nộp thuế sẽ giúp DN giảm bớt áp lực về tài chính và nguồn vốn, tập trung duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề lên DN, đặc biệt là DN khu vực phía Nam do thời gian thực hiện giãn cách kéo dài, Quốc hội, Chính phủ cùng các bộ, ngành cần cân nhắc tiếp tục miễn giảm thuế như kéo dài thời gian giảm 30% thuế GTGT, miễn giảm thuế TNCN...; đồng thời thực hiện thêm những chính sách hỗ trợ về thuế khác để hỗ trợ DN (như đơn giản hóa thủ tục liên quan đến việc hoàn thuế GTGT, thủ tục xuất nhập khẩu; gia hạn thời gian quyết toán thuế, kéo dài thời gian chuyển lỗ…). Khi DN nhận được sự hỗ trợ hiệu quả và tạo điều kiện phục hồi và phát triển, nguồn thu ngân sách nhà nước sẽ được đảm bảo, đồng thời giúp tăng cường công tác quản lý thuế dễ dàng, thuận lợi hơn.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

TPHCM: Xây dựng xã Kim Long gắn với thế mạnh du lịch sinh thái

TPHCM: Xây dựng xã Kim Long gắn với thế mạnh du lịch sinh thái

(ĐTTCO) - Trong nhiệm kỳ mới, Chi bộ UBND xã Kim Long đề ra 9 chỉ tiêu quan trọng, trong đó định hướng rõ: xây dựng trên thế mạnh về thương mại dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường.

Thủ tướng lập 8 tổ công tác tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng và giải ngân đầu tư công

Thủ tướng lập 8 tổ công tác gỡ vướng đầu tư công

(ĐTTCO)-Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập các tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, xây dựng hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Gắn biển 2 công trình trạm biến áp 110kV tại ĐBSCL

Gắn biển 2 công trình trạm biến áp 110kV tại ĐBSCL

(ĐTTCO) - Ngày 17-7, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức lễ gắn biển Công trình trạm biến áp (TBA) 110kV Cái Răng và đường dây đấu nối (TP Cần Thơ) và Công trình TBA 110kV Thanh Bình và đường dây đấu nối (Đồng Tháp).

Tín dụng tiếp sức cho tăng trưởng

Tín dụng tiếp sức cho tăng trưởng

(ĐTTCO) - Với 1,6 triệu tỷ đồng vốn được bơm thêm trong 6 tháng qua, ngành ngân hàng đang cho thấy vai trò là “dòng máu” chủ lực, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh lan tỏa trên diện rộng.

Tam giác thể chế cho kinh tế số

Tam giác thể chế cho kinh tế số

(ĐTTCO) - Theo GS. TRẦN THỌ ĐẠT, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân, Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Dữ liệu là ba trụ cột thể chế cho chuyển đổi số. 

TPHCM đẩy mạnh hợp tác tài chính với Kazakhstan

TPHCM đẩy mạnh hợp tác tài chính với Kazakhstan

(ĐTTCO) - Sự kiện là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác không ngừng được mở rộng giữa TPHCM với AIFC nói riêng và Kazakhstan nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. 

Sân bay quốc tế Vân Đồn do nhà đầu tư tư nhân xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh - Ảnh: Tuổi Trẻ

Kinh tế tư nhân, trọng trách quốc gia

(ĐTTCO) - Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Sức mua yếu, ô tô tồn kho tăng mạnh

Sức mua yếu, ô tô tồn kho tăng mạnh

(ĐTTCO) - Nguồn cung ô tô trong nước dư thừa khi sản lượng xe lắp ráp và nhập khẩu tăng mạnh, nhưng sức mua lại sụt giảm mạnh, khiến lĩnh vực kinh doanh này hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Vượt khó do chính mình tạo ra để vươn mình

Vượt khó do chính mình tạo ra để vươn mình

(ĐTTCO) - Theo PGS.TS TRẦN ĐÌNH THIÊN, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chúng ta đang trong bối cảnh lịch sử với những thách thức và vận hội đan xen, nhưng cũng có thể xem đây là thời điểm quan trọng cần phải vượt qua để “lột xác”.

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

(ĐTTCO) - Hợp nhất TPHCM với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu thành không gian phát triển thống nhất, với quy hoạch, đầu tư và lợi ích được điều phối chung trên nền tảng pháp lý đủ mạnh để dẫn dắt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.