Một vấn đề hứa hẹn sẽ nhận được nhiều ý kiến quan tâm của các đại biểu (ĐB) là giải pháp nào để tăng trưởng kinh tế năm nay đạt 6,7% khi quý I chỉ tăng 5,1% so với cùng kỳ.
Trường hợp GDP không đạt 6,7%, cũng tương tự năm 2016, những chỉ tiêu đang bám theo kế hoạch tăng trưởng như tỷ lệ nợ công, bội chi… có thể sẽ bị ảnh hưởng.
Quý I năm nay GDP tăng 5,1% thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (5,5%) và thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Dự báo của các tổ chức trong nước và quốc tế đều cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam khó có thể đạt 6,7% và chỉ ở mức 6,1%-6,3%.
Nhận thức được khó khăn này, báo cáo của Chính phủ đưa ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây về một số giải pháp ngắn hạn để đạt mục tăng trưởng 6,7%: Tăng thêm sản lượng khai thác dầu thô trong nước, nhằm đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng GDP; rà soát các dự án đầu tư đã hoàn thành nhưng chưa đi vào hoạt động, đang còn vướng mắc (như dự án Formosa) nhằm tập trung xử lý dứt điểm, tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để đưa dự án vào hoạt động; tạo điều kiện về mặt thủ tục, đất đai, lao động... để các dự án đã đăng ký nhanh chóng giải ngân, đưa vốn vào nền kinh tế.
Song thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cho rằng để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7%, các quý còn lại phải tăng trung bình khoảng 7%. Tuy nhiên, với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 xem ra mục tiêu này rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạt khoảng 6,3-6,5%.
Song thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cho rằng để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7%, các quý còn lại phải tăng trung bình khoảng 7%. Tuy nhiên, với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 xem ra mục tiêu này rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạt khoảng 6,3-6,5%.
Vì thế, một số ý kiến đề nghị Chính phủ cần kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, không quá coi trọng tốc độ tăng trưởng mà tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng tăng trưởng bảo đảm bền vững, đồng thời cần có đánh giá khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm sẽ tác động đến các chỉ tiêu khác như tỷ lệ nợ công, bội chi ngân sách... Cơ quan này cũng khuyến cáo cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giải pháp thực hiện việc tăng thêm sản lượng khai thác dầu thô và hoạt động khai khoáng trong nước nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng.
Theo một chuyên gia kinh tế, khuyến cáo này là đúng đắn, bởi thực tế năm 2016, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng đã từng phải khai thác thêm 1 triệu tấn dầu. Tuy nhiên việc này cũng không làm cho tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt được mục tiêu, thậm chí tốc độ tăng GDP chỉ đạt 6,21% (đánh giá bổ sung của Chính phủ về kinh tế năm 2016) - thấp hơn mức ước tính đã báo cáo tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2016 (6,3-6,5%) và thấp hơn so với chỉ tiêu của Quốc hội (6,7%).
Theo một chuyên gia kinh tế, khuyến cáo này là đúng đắn, bởi thực tế năm 2016, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng đã từng phải khai thác thêm 1 triệu tấn dầu. Tuy nhiên việc này cũng không làm cho tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt được mục tiêu, thậm chí tốc độ tăng GDP chỉ đạt 6,21% (đánh giá bổ sung của Chính phủ về kinh tế năm 2016) - thấp hơn mức ước tính đã báo cáo tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2016 (6,3-6,5%) và thấp hơn so với chỉ tiêu của Quốc hội (6,7%).
Mặt khác, thực tế nêu trên đặt ra câu hỏi liệu Chính phủ có nên cố gắng theo đuổi mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% bằng việc khai thác thêm dầu thô, hay tập trung cải thiện chất lượng nền kinh tế và chấp nhận tăng trưởng thấp hơn?
Thực tế tăng trưởng GDP thấp trong quý I có nguyên nhân quan trọng là ngành công nghiệp tăng trưởng thấp, giảm so với quý I-2016 và chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó đáng chú ý là sản xuất điện tử tăng trưởng âm (-1%), trong khi quý I-2016 tăng trưởng 11%. Điều này chủ yếu do giá trị sản xuất của Samsung giảm 3,8%, cho thấy đang có sự phụ thuộc nhiều hơn vào sản lượng của khu vực FDI cũng như một số ngành hàng chính.
Tại phiên họp tháng 4 vừa qua, Chính phủ vẫn tỏ rõ quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay phải đạt 6,7%. Để làm được điều đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để hoàn thành mục tiêu và phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu không hoàn thành chỉ tiêu của ngành.
Thực tế tăng trưởng GDP thấp trong quý I có nguyên nhân quan trọng là ngành công nghiệp tăng trưởng thấp, giảm so với quý I-2016 và chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó đáng chú ý là sản xuất điện tử tăng trưởng âm (-1%), trong khi quý I-2016 tăng trưởng 11%. Điều này chủ yếu do giá trị sản xuất của Samsung giảm 3,8%, cho thấy đang có sự phụ thuộc nhiều hơn vào sản lượng của khu vực FDI cũng như một số ngành hàng chính.
Tại phiên họp tháng 4 vừa qua, Chính phủ vẫn tỏ rõ quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay phải đạt 6,7%. Để làm được điều đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để hoàn thành mục tiêu và phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu không hoàn thành chỉ tiêu của ngành.
Trong đó, trọng tâm là các bộ, cơ quan liên quan chủ động, hài hòa các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư để có giải pháp chính sách điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp, vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khu vực tư nhân…
Tuần qua, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo một loạt bộ, ngành đã có cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp. Hội nghị đã chứng kiến sự quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ, phải tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tuần qua, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo một loạt bộ, ngành đã có cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp. Hội nghị đã chứng kiến sự quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ, phải tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tất cả những biện pháp nêu trên cùng các cam kết mạnh mẽ của Chính phủ hứa hẹn sẽ tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao hơn nữa tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Nếu môi trường kinh doanh thông thoáng, niềm tin doanh nghiệp được củng cố, nền kinh tế sẽ phát triển tốt hơn không chỉ năm nay mà ngay cả những năm sau.