Chọn trái phiếu hay cổ phiếu?

Lời khuyên của nhà đầu tư Warren Buffett “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam, và hãy tham lam khi người khác sợ hãi” đã chứng tỏ tính hiệu quả của nó thời hậu khủng hoảng Lehman Brothers.

Lời khuyên của nhà đầu tư Warren Buffett “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam, và hãy tham lam khi người khác sợ hãi” đã chứng tỏ tính hiệu quả của nó thời hậu khủng hoảng Lehman Brothers.

Sự sụp đổ của Lehman Brothers cách đây 5 năm đánh dấu sự khởi đầu 6 tháng thật sự đáng sợ đối với các nhà đầu tư. Tới tháng 3-2009, giá các tài sản rủi ro mới rơi đủ thấp để kích thích các tay săn giá hời bắt đầu mua vào cổ phiếu và trái phiếu chất lượng thấp.

Vào ngày kỷ niệm 5 năm sự sụp đổ của Lehman (15-9), những nhà đầu tư đó có thể nở nụ cười khi chỉ số S&P 500 đã tăng được 150% so với mức thấp lập vào tháng 3-2009. Tuy nhiên, những vấn đề các nhà đầu tư bây giờ đang đối mặt đã khác trước rất nhiều. Sự tăng vọt về lãi suất trái phiếu và những đợt giảm sâu trên các thị trường mới nổi chỉ ra rằng nguy cơ lãi suất tăng cao sẽ là yếu tố gây biến động nhiều nhất trong thời gian tới.

Sự sụp đổ Lehman đã dẫn tới khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế và cả những chính sách “nới lỏng định lượng”, bơm tiền, ép lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) và các ngân hàng trung ương khác. Chúng đang ảnh hưởng tới bức tranh đầu tư hiện nay.

Hệ quả chính của việc nới lỏng tiền tệ và giữ lãi suất gần như bằng không là sự dịch chuyển một thế hệ các nhà đầu tư vào trái phiếu. Giám đốc đầu tư Art Steinmetz của OppenheimerFunds cho biết các nhà đầu tư nhỏ đã dồn nhiều tiền vào các quỹ trái phiếu như đã từng dồn vào thời tăng trưởng cổ phiếu vào cuối những năm 1990. Nhưng giờ đây, họ phải đối mặt với việc lãi suất sẽ tăng cao kéo theo sự sụt giảm giá trị danh mục đầu tư trái phiếu, tức là họ “đang trả giá quá đắt cho sự an toàn”.

Đã đến lúc liều lĩnh với cổ phiếu?

Đã đến lúc liều lĩnh với cổ phiếu?

FED sắp có những bước đầu tiên hướng tới bình thường hóa lãi suất, thị trường cổ phiếu có thể trở nên hấp dẫn hơn trái phiếu. Nhưng khi nói đến quyết định lựa chọn giữa trái phiếu và cổ phiếu, vẫn còn nhiều phụ thuộc vào việc những nỗ lực kích thích kinh tế của FED cuối cùng có thể mang tới sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ hay không.

“Trong một nền kinh tế đang tăng trưởng, thị trường cổ phiếu sẽ mang lại hiệu suất dài hạn cao hơn, nhưng nó cũng chịu sự biến động lớn hơn trái phiếu. Trái phiếu nhàm chán nhưng sẽ đem lại thu nhập, còn cổ phiếu sẽ là nơi bạn có được sự thích thú và lợi nhuận dài hạn cao hơn” - Ashish Shah, Trưởng tín dụng toàn cầu tại AllianceBernstein, nói.

Hàng hóa được coi là một kênh thay thế đối với các nhà đầu tư ưa chuộng những tài sản không có liên quan tới trái phiếu và cổ phiếu, hoặc những tài sản cung cấp nơi trú ẩn chống lạm phát. Tuy nhiên, kể từ khi xảy ra sự kiện Lehman, hàng hóa đã cho thấy nó di chuyển trong sự liên kết chặt chẽ với các loại tài sản khác cho tới năm ngoái, trong khi nỗi lo sợ nới lỏng định lượng dẫn tới lạm phát phi mã đã không thành hiện thực.

Chỉ số hàng hóa Dow Jones-UBS giảm khoảng 1/4 tính trên cơ sở lợi nhuận tổng cộng kể từ sự kiện Lehman. Vàng đã giảm 30% so với đỉnh của 2 năm trước. Phó Chủ tịch điều hành Douglas Hepworth của Công ty Quản lý đầu tư Gresham cho biết nhà đầu tư bây giờ lo lắng về những ảnh hưởng của tăng giá hơn sự cần thiết phải đa dạng hóa.

Việc đánh giá hiệu quả trong tương lai của các loại tài sản là vô cùng khó khăn khi rất nhiều điều không chắc chắn vẫn còn vây quanh nền kinh tế và chính sách của FED, nhưng khoảng thời gian từ năm 2008 tới nay cho thấy là sợ hãi không phải là câu trả lời.

Ông Steinmetz cho biết Oppenheimer đang cố gắng thuyết phục khách hàng “nhìn xa trông rộng” và chuyển phần lớn tiền dành dụm của họ vào thị trường cổ phiếu, nơi 4 năm qua có thể là sự khởi đầu cho đợt sóng mới.

Các tin khác