“VF 7 là chiếc xe lái sướng nhất”
Chọn VF 7 là chiếc ô tô đầu tiên và cầm lái được 1.000 km, anh Hồ Nguyễn Đăng Khoa (31 tuổi, sống tại TP.HCM) tự tin mình đã lựa chọn chính xác. Từng trải nghiệm qua nhiều mẫu xe Nhật Bản, Hàn Quốc, đến khi cầm lái VinFast VF 7, anh khẳng định đây là chiếc xe lái sướng nhất từng trải nghiệm.
“Gia tốc của xe rất lớn. Trên đường cao tốc hoặc quốc lộ, khi cần vượt xe cùng chiều, chỉ cần đạp ga hơi sâu một chút là chiếc xe lao vút lên rất nhanh. VF 7 có 3 chế độ lái, nhưng mình chủ yếu sử dụng chế độ Eco, còn chế độ Sport thì dư thừa sức mạnh với các nhu cầu thông thường. Xe cũng tạo ấn tượng tốt về hệ thống lái và khung gầm chắc chắn, mang lại sự tự tin khi đánh lái”, anh Đăng Khoa nói.
Anh Đăng Khoa cho biết, trải nghiệm lái phản ánh đúng sức mạnh động cơ của VinFast VF 7 với công suất 349 mã lực, mô-men xoắn 500 Nm, thời gian tăng tốc 0-100 km/h chỉ 5,8 giây. Đây là những thông số thường chỉ có trên các mẫu SUV hạng sang, có giá gấp vài lần VF 7.
Về khả năng cách âm, vị chủ xe đánh giá VinFast VF 7 ở mức tốt. “Khi đi vào đường xấu, so với VF 7, các mẫu xe khác có tiếng ồn từ lốp dội lên lớn hơn hẳn, đến mức không nghe được nhạc, mọi người trong xe không thể nói chuyện với nhau”, anh nói. Vị khách hàng cũng nhận định hệ thống treo trên VF 7 có thiên hướng êm ái, nên đi vào những đường xấu cũng dễ chịu hơn nhiều.
Ngoài khả năng vận hành, chủ xe 9x cũng ấn tượng với loạt công nghệ đi kèm xe. Định vị là xe điện thông minh, VinFast VF 7 Plus được trang bị gói công nghệ hỗ trợ lái ADAS với tổng cộng hơn 20 tính năng khác nhau, bao gồm cả tính năng cấp độ 2. Trong đó, tính năng phanh khẩn cấp tự động đã vài lần “cứu” anh khi lái xe trong phố.
Tương tự, nhiều người dùng trải nghiệm VF 7 ở nhiều cung đường khác nhau cũng cho rằng hệ thống ADAS trên xe đã được thiết kế phù hợp với điều kiện giao thông Việt Nam. Hơn nữa, đây cũng là một mẫu xe được ưa chuộng để thực hiện các chuyến xuyên Việt dài ngày bởi chi phí vận hành xe điện rất tiết kiệm.
“Chi phí vận hành gần bằng 0”
Với xe xăng dầu, sức mạnh động cơ và chi phí nhiên liệu luôn tỷ lệ thuận. Ví dụ, một mẫu SUV chạy xăng mang sức mạnh 300-400 mã lực tương đương VF 7 sẽ “ngốn” trung bình 12-15 lít/100 km trong phố. Với nhu cầu đi lại hàng ngày 100 km của anh, nếu sở hữu mẫu xe này, mỗi ngày anh tốn 260.000-330.000 đồng. Một tháng, chi phí đổ xăng có thể lên tới 10 triệu đồng. Nhưng với VF 7 Plus, khoản chi phí này gần như bằng 0.
Anh Đăng Khoa có thói quen dậy sớm, nên thường lái xe tới một bãi đậu xe cách nhà khoảng 2 km để sạc pin. Toàn bộ xe điện VinFast hiện được miễn phí 1 năm sạc pin, nên chi phí duy nhất mà anh cần trả là tiền đậu xe 10.000 đồng/giờ.
Khi về quê vợ ở Đồng Tháp, việc sạc điện theo anh còn tiện hơn vì ngay trước nhà có một trung tâm thương mại Vincom. Ở đó được trang bị nhiều trụ sạc, lại được miễn phí tiền đậu xe. Anh Đăng Khoa cho rằng, chi phí “nuôi” VF 7 năm đầu còn rẻ hơn cả xe máy.
Theo anh, với nhiều ưu điểm về vận hành và chi phí sử dụng rẻ, việc thay đổi thói quen để sử dụng xe điện là hoàn toàn xứng đáng. Về lâu dài, xe điện sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhiều, không chỉ về tiền nhiên liệu mà còn là cả khoản bảo dưỡng vì cấu tạo đơn giản.
“Xe mình mới đi hơn 1.000 km nên chưa đi bảo dưỡng lần nào, phải tới mốc 12.000 km mới đi lần đầu, nhưng cũng chỉ thực hiện một số hạng mục đơn giản, không cần thay thế định kỳ nhiều thứ như xe xăng dầu. Tham khảo trên một số hội nhóm, mỗi lần bảo dưỡng xe điện VinFast chỉ tốn vài trăm nghìn đồng”, anh cho biết thêm.