Chuyển đổi mô hình kinh tế Việt Nam

LTS: Vinh dự được kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII tin tưởng bầu vào những vị trí đứng đầu các cơ quan của Chính phủ, các tân bộ trưởng đều bày tỏ sự quyết tâm hoàn tốt nhiệm vụ trên cương vị mới. Nhân kỷ niệm 66 năm Cách mạnh Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, ĐTTC đã phỏng vấn một số bộ trưởng về những giải pháp cấp bách thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế Việt Nam theo yêu cầu tình hình mới. Tòa soạn xin trân trọng trích giới thiệu một số ý kiến này.

LTS: Vinh dự được kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII tin tưởng bầu vào những vị trí đứng đầu các cơ quan của Chính phủ, các tân bộ trưởng đều bày tỏ sự quyết tâm hoàn tốt nhiệm vụ trên cương vị mới. Nhân kỷ niệm 66 năm Cách mạnh Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, ĐTTC đã phỏng vấn một số bộ trưởng về những giải pháp cấp bách thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế Việt Nam theo yêu cầu tình hình mới. Tòa soạn xin trân trọng trích giới thiệu một số ý kiến này.

Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông NGUYỄN BẮC SON:

Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ

Tân Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho rằng một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 là xây dựng những cơ chế, chính sách để ngành thông tin - truyền thông (TT-TT) phát triển đúng hướng, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt và trong mọi hoàn cảnh của đất nước.

PHÓNG VIÊN: - Bộ trưởng đánh giá như thế nào về lĩnh vực TT-TT nước ta hiện nay?

Bộ trưởng NGUYỄN BẮC SON: - TT-TT là một trong những ngành, lĩnh vực được Đảng và Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để phát triển đúng hướng. Những năm qua, trong bối cảnh chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu tác động đến nền kinh tế nước nhà, dù nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác suy giảm nhưng ngành TT-TT vẫn phát triển ổn định và giữ mức tăng trưởng cao.

- TT-TT là một trong những ngành, lĩnh vực được Đảng và Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để phát triển đúng hướng. Những năm qua, trong bối cảnh chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu tác động đến nền kinh tế nước nhà, dù nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác suy giảm nhưng ngành TT-TT vẫn phát triển ổn định và giữ mức tăng trưởng cao.

Tôi cho rằng trong nhiệm kỳ này toàn ngành cần tiếp tục đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ của ngành trên cả 5 lĩnh vực: báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.

Đặc biệt tập trung thực hiện có hiệu quả Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh - truyền hình đến năm 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Đề án phát triển TT-TT nông thôn giai đoạn 2011-2020; Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ.

Theo đó, Bộ TT-TT sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách một cách đồng bộ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; tạo điều kiện để ngành TT-TT không ngừng phát triển và tăng trưởng, trở thành ngành mạnh về kinh tế, cao về kỹ thuật - công nghệ và vững vàng về chính trị, tư tưởng; đồng hành và góp sức cùng Chính phủ thực hiện quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện phát triển bền vững nền kinh tế của đất nước.

- Xin Bộ trưởng cho biết những nội dung ngành TT-TT sẽ ưu tiên thực hiện trong thời gian tới?

- Thứ nhất, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch quốc gia về viễn thông và internet. Có cơ chế, chính sách hợp lý để vừa quản lý tốt đồng thời tạo cơ hội cho lĩnh vực viễn thông và internet phát triển mạnh, đúng hướng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đa dạng của xã hội.

Thứ hai, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng TT-TT, đảm bảo cho ngành phát triển đúng hướng, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt và trong mọi hoàn cảnh của đất nước, kể cả phát triển kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Thứ ba, đẩy mạnh chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, điện tử theo đúng chỉ đạo của Nhà nước; khai thác tốt các tiện ích, lợi ích và sự ưu việt của công nghệ thông tin, điện tử phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thứ tư, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong việc tổ chức quy hoạch mạng lưới báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Quan điểm của Bộ trưởng về công tác quản lý báo chí thời gian tới như thế nào?

- Hiện nay cả nước có trên 700 cơ quan báo chí và đã phát huy rất tốt vai trò của mình. Thời gian tới Bộ TT-TT sẽ thực hiện công tác quy hoạch báo chí, xuất bản và phát thanh truyền hình theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Qua đó, báo chí phải phát triển vững mạnh về mọi mặt, hạn chế những yếu kém trong hoạt động nghiệp vụ; phải ngày càng đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới; thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, làm tốt chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân và xã hội. Báo chí vững mạnh sẽ góp phần tạo sự đồng thuận, niềm tin của nhân dân, toàn xã hội đối với Đảng và Nhà nước, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng.

 Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ NGUYỄN QUÂN:

Tạo cơ chế mới để phát triển

Doanh nghiệp khoa học - công nghệ (KH-CN) được xem là lực lượng sản xuất mới hiện nay, có năng suất lao động và giá trị gia tăng rất cao. Mục tiêu của Bộ KH-CN là đến năm 2015 Việt Nam sẽ có 3.000 doanh nghiệp KH-CN. Đâu là những giải pháp, hướng đi để thực hiện mục tiêu này? Tân Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân cho biết:

Khái niệm doanh nghiệp KH-CN hiện nay chưa được giới quản lý quan tâm nhiều, dù Chính phủ đã có quy định về việc này. Theo đó, doanh nghiệp KH-CN sẽ được khá nhiều ưu đãi về thuế, cơ chế, như được giao quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, hoặc quyền sử dụng để chuyển giao, góp vốn; được 70% doanh thu từ việc ứng dụng, triển khai các kết quả nghiên cứu đó.

Đến nay cả nước có hơn 1.000 doanh nghiệp KH-CN nhưng hầu hết đều ở quy mô nhỏ. Doanh nghiệp KH-CN cũng như doanh nhân KH-CN được xem là lực lượng sản xuất mới hiện nay, có năng suất lao động và giá trị gia tăng cao. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp KH-CN đạt 20%/năm. Vì vậy, Chính phủ và Bộ KH-CN sẽ tìm các biện pháp thúc đẩy sự hình thành và hoạt động của hệ thống doanh nghiệp KH-CN, xem đó là khâu đột phá để đổi mới công nghệ, ứng dụng, phát triển KH-CN phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong những năm tới.

PHÓNG VIÊN: - Bộ trưởng đánh giá thế nào về trình độ công nghệ cũng như mức độ chuyển giao KH-CN của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực?

Bộ trưởng NGUYỄN QUÂN: - So sánh với mặt bằng khu vực ASEAN, trình độ công nghệ Việt Nam hiện nay ở mức trung bình, tương đương với Philippines, Indonesia. Mức độ chuyển giao công nghệ nước ta hiện nay cũng không cao lắm.

- So sánh với mặt bằng khu vực ASEAN, trình độ công nghệ Việt Nam hiện nay ở mức trung bình, tương đương với Philippines, Indonesia. Mức độ chuyển giao công nghệ nước ta hiện nay cũng không cao lắm.

Tăng trưởng về chuyển giao công nghệ hàng năm chỉ đạt mức 7-8%, tương đương với tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước. Hiện nay, Bộ KH-CN đang xây dựng đề án về phát triển thị trường KH-CN Việt Nam, trong đó đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giao dịch công nghệ hàng năm phải gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP quốc gia. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 - Bộ trưởng đã từng nói sẽ cố gắng để làm sao các nhà khoa học có thể yên tâm sống bằng nghề của mình. Đâu là giải pháp thực hiện vấn đề này trong thời gian tới?

- Trước mắt sẽ có 3 nhóm giải pháp: Thứ nhất, tăng đầu tư cho KH-CN. Hiện nay Nhà nước đã đảm bảo 2% ngân sách chi cho KH-CN hàng năm, nhưng sự đầu tư của xã hội, nhất là ở khối doanh nghiệp còn rất thấp. Có tăng đầu tư các nhà khoa học mới có nhiều việc để làm, từ đặt hàng của Nhà nước, xã hội đến doanh nghiệp.

Thứ hai, tháo gỡ những khó khăn về cơ chế tài chính trong việc sử dụng ngân sách nhà nước. Thí dụ,  nâng cao định mức chi để thực hiện các đề tài, dự án KH-CN. Hoặc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong giao và thẩm định kinh phí đề tài KH-CN; tăng tỷ lệ đặt hàng trong các đề tài ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương; có cơ chế về việc giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu từ ngân sách nhà nước cho các nhà khoa học, để họ được quyền chuyển nhượng, góp vốn vào doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội...

Thứ ba, phải có chính sách trọng dụng, ưu đãi cán bộ KH-CN, nhất là những người giỏi, người đứng đầu các nhiệm vụ, chương trình quốc gia, người được giao đứng đầu các tập thể khoa học trong nghiên cứu, phát triển KH-CN. Những người này phải được giao thực quyền kể cả về tài chính lẫn tổ chức, nhân sự thực hiện các nhiệm vụ, nhất là trong việc sử dụng con người, kể cả điều động cán bộ giỏi trong nước hay mời chuyên gia nước ngoài tham gia thực hiện các đề tài, chương trình...

Đi đôi với việc đó, họ phải cam kết có sản phẩm KH-CN đạt yêu cầu, đúng thời hạn như đã được Nhà nước đặt hàng hay giao nhiệm vụ. Thực hiện thành công 3 nhóm giải pháp đó, tôi tin rằng hoạt động KH-CN Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi lớn, theo hướng tích cực. Qua đó, các nhà khoa học, những người hoạt động KH-CN sẽ yên tâm làm việc và cống hiến cho đất nước.

 - Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Bộ trưởng Bộ tài chính VƯƠNG ĐÌNH HUỆ:

Tăng cường kiểm soát giá, sắp xếp lại doanh nghiệp

Kiểm soát giá cả, đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là hai trong số các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính trong thời gian tới. Trao đổi với ĐTTC, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nhìn nhận:

Kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ trước mắt (từ nay đến cuối năm) cũng như lâu dài (năm 2012 và các năm tiếp theo), trong đó giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn… cần có các giải pháp tổng thế, đồng bộ cho cả trước mắt và lâu dài, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

Với lĩnh vực tài chính, từ đầu năm đến nay, hàng loạt giải pháp đã được ngành đưa ra nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế. Từ nay đến hết năm Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả và tiết kiệm.

Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán; sử dụng linh hoạt các công cụ thuế, phí, lệ phí và các biện pháp thích hợp để đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu...; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về thuế, chống thất thu thuế và gian lận thương mại, công tác quản lý; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách tiền tệ - tài khóa để kiềm chế lạm phát.

PHÓNG VIÊN: - Các mặt hàng quan trọng như xăng dầu, điện... là đầu vào của nhiều ngành kinh tế và ảnh hưởng rất lớn đến giá cả trong nước. Xin Bộ trưởng cho biết các giải pháp để giám sát chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh các mặt hàng này?

Bộ trưởng VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: - Về vấn đề này đã có nhiều văn bản quy định cụ thể được ban hành. Tuy nhiên một số quy định đã không bám sát diễn biến chung, gây khó khăn trong thực hiện.

- Về vấn đề này đã có nhiều văn bản quy định cụ thể được ban hành. Tuy nhiên một số quy định đã không bám sát diễn biến chung, gây khó khăn trong thực hiện.

Thí dụ, để giảm bớt mức tăng giá xăng dầu và tần suất điều chỉnh giá nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, liên bộ Tài chính - Công Thương đã sử dụng đồng thời nhiều công cụ tài chính như thuế nhập khẩu, cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối sử dụng Quỹ bình ổn giá.

 Điều này đã khiến việc điều hành giá xăng dầu trong nước chưa thể hiện đúng diễn biến giá xăng dầu thế giới. Trong thời gian tới, khi nền kinh tế dần đi vào ổn định, chúng ta phải thực hiện nhất quán giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

- Cổ phần hóa đóng vai trò quan trọng trong việc sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nhưng tiến trình này đang diễn ra rất chậm. Nguyên nhân là do đâu, thưa Bộ trưởng?

- Thời gian qua quá trình cổ phần hóa chậm hơn so với lộ trình sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trong giai đoạn 2007-2010, số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa chỉ đạt 25% theo các phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nguyên nhân cơ bản theo tôi do kinh tế toàn cầu và khu vực có nhiều biến động khó dự đoán, ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chứng khoán trong nước, tác động đến quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một số cơ chế chính sách chưa phù hợp với thực tiễn và yêu cầu sắp xếp, cổ phần hóa trong tình hình mới; nhận thức của một bộ phận cán bộ ở các cấp, ngành và doanh nghiệp tuy đã có chuyển biến nhưng chưa có sự thống nhất cao, sự phối hợp chặt chẽ; phần lớn doanh nghiệp thuộc diện sắp xếp, cổ phần hóa trong giai đoạn này có quy mô vừa và lớn, còn không ít tồn tại tài chính nên phải mất nhiều thời gian để xử lý.

Mặt khác, thời gian này, cổ phần hóa mở rộng sang các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng… Đây là các DNNN thuộc lĩnh vực quan trọng có quy mô lớn nên cần thực hiện một cách thận trọng. Để khắc phục những vấn đề tồn tại trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 59 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, thay thế Nghị định 109 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5-9.

- Theo Bộ trưởng, với quy định mới này, tiến trình cổ phần hóa sẽ được đẩy nhanh?

- Nghị định số 59 đã đưa ra nhiều quy định mới, cơ bản để tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa. Chẳng hạn, mở rộng phương thức bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, thu hút họ mua cổ phần tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp. Nghị định mới điều chỉnh, mở rộng thêm cơ chế bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược trước cuộc đấu giá công khai, giá bán là giá thỏa thuận, hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được duyệt.

Đồng thời, để nhà đầu tư chiến lược đồng hành cùng doanh nghiệp sau chuyển đổi, Nghị định mới cũng quy định số lượng nhà đầu tư chiến lược tham gia tại doanh nghiệp không quá 3 nhà đầu tư và thời gian nắm giữ cổ phần được mua ít nhất 5 năm.

Với những quy định đổi mới cơ bản về cơ chế cổ phần hoá nêu trên, cùng sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan, doanh nghiệp trong tổ chức triển khai cổ phần hóa theo cơ chế mới, sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN theo mục tiêu đã đề ra.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Trần Bình - Trần Lưu - Hà My (ghi)

Các tin khác