![]() |
(ĐTTC) - CK Hoa Kỳ giảm khi đóng cửa phiên giao dịch vào lúc rạng sáng ngày 27-9 (giờ Việt Nam), khiến chỉ số Standard & Poor’s 500 Index có đợt giảm giá kéo dài nhất kể từ tháng 7, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu ngày càng tệ hơn.
CP PulteGroup Inc. (PHM) giảm 4,7%, góp phần khiến chỉ số của các công ty xây dựng nhà ở giảm sâu nhất kể từ tháng 6, sau khi doanh số nhà mới trượt dự báo.
CP các công ty năng lượng và công nghệ giảm nhiều nhất trong 10 nhóm chính của chỉ số S&P 500 khi giá dầu giảm xuống mức thấp nhất 7 tuần lễ và CP Jabil Circuit Inc. (JBL) giảm 9,9% do dự báo kinh doanh đáng thất vọng.
Chỉ số S&P 500 giảm 0,6% xuống 1.433,32 điểm tại New York. Chỉ số này giảm 1,9% trong 5 phiên giao dịch liên tiếp. Chỉ số Dow Jones Industrial Average mất 44,04 điểm (0,3%), còn 13.413,51 điểm.
Khoảng 6,4 tỷ CP đã được chuyền tay trên các sàn giao dịch Hoa Kỳ trong phiên hôm nay, cao hơn 6,3% so với mức bình quân 3 tháng qua.
“Chúng ta đang ở thời điểm mà các gói kích cầu tiếp tục được tung ra nhưng vẫn chưa có sự cải thiện nào đáng kể của nền kinh tế toàn cầu”, theo Sean Lynch, chiến lược gia của Wells Fargo Private Bank ở Omaha,
Nebraska - công ty đang quản lý 169 tỷ USD. “Khi tính toán motoj số rủi ro chính trị cùng với những tin tức về Tây Ban Nha và Hy Lạp một lần nữa, các nhà đầu tư vốn sẽ muốn ngừng lại ngay lập tức”.
CK toàn cầu giảm khi Đức, Hà Lan và Phần Lan vào cuối ngày hm qua nói Tây Ban Nha phải gánh chịu chi phí để vực dậy các ngân hàng của họ, và Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) chỉ phải chịu một phần nhỏ gánh nặng tái cấp vốn. Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha cho biết nền kinh tế tiếp tục giảm nghiêm trọng trong quý III.
CK Hoa Kỳ giảm vào hôm qua sau khi Chủ tịch FED chi nhánh Philadelphia Charles Plosser nói chương trình mua trái phiếu mới ca FED công bố trong tháng này sẽ không thúc đẩy tăng trưởng và việc làm.
Chỉ số S&P 500 đã xóa mọi tăng trưởng đạt được kể từ khi Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) nói hôm 13-9 rằng sẽ tiến hành vòng nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) bằng cách mua 40 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng cho đến khi thị trường lao động được cải thiện.
Niềm tin rằng các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ hành động để thúc đẩy tăng trưởng đã giúp chỉ số S&P 500 tăng 14% trong năm nay.
Tính từ đầu quý III, chỉ số S&P 500 đã tăng 5,2% và các quỹ hưu trí cần bán CK trong tuần này để tái cân đối tài sản, theo chiến lượng gia UBS AG Boris Rjavinski. UBS ước tính các quỹ hưu trí ở Hoa Kỳ đầu tư khoảng 55% tổng tài sản 5.000 tỷ USD của họ vào CK, và sẽ bán ra lại 36 tỷ USD CK để đầu tư 19 tỷ USD vào các loại tài sản cứng.