Có nên đổ tiền vào trái phiếu?

Hiện nay tình trạng dư thừa thanh khoản trong hệ thống NHTM đã đến mức báo động vì thanh khoản dồi dào nhưng mức độ tăng trưởng tín dụng chậm lụt. Trên thị trường huy động và cho vay mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh so với cuối năm 2012, còn trên thị trường liên ngân hàng mức lãi suất kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần trong tháng 6 đã có lúc xuống mức thấp kỷ lục 1-1,5%/năm.

Dòng tín dụng đang bị tắc nghẽn, các kênh đầu tư như bất động sản, vàng, chứng khoán kém hấp dẫn, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã đẩy vốn đầu tư sang trái phiếu chính phủ để đảm bảo an toàn. Đây không phải là giải pháp tốt đối với nguồn vốn huy động từ dân cư, thị trường đang rất cần những giải pháp tháo gỡ hợp lý để khơi thông dòng tín dụng.

Hiện nay tình trạng dư thừa thanh khoản trong hệ thống NHTM đã đến mức báo động vì thanh khoản dồi dào nhưng mức độ tăng trưởng tín dụng chậm lụt. Trên thị trường huy động và cho vay mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh so với cuối năm 2012, còn trên thị trường liên ngân hàng mức lãi suất kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần trong tháng 6 đã có lúc xuống mức thấp kỷ lục 1-1,5%/năm.

Điều này cho thấy các NHTM đang dư thừa một lượng vốn rất lớn. Trong nỗ lực đưa vốn ra thị trường, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, một số NHTM đã mạnh tay hạ lãi suất huy động và đồng loạt triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi để cạnh tranh giành khách hàng tốt. Tuy nhiên, những nỗ lực này chưa gặt hái được kết quả như mong muốn khi thống kê đến hết tháng 6, tăng trưởng vốn huy động đạt 8,5% nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 4,5%.

Cho đến nay vẫn chưa có số liệu thống kê về lượng vốn dư thừa tại các NHTM, nhưng một số chuyên gia tài chính độc lập đã đưa ra ước đoán các NHTM lớn có thể dư thừa 50.000-70.000 tỷ đồng và toàn hệ thống đang dư thừa khoảng 170.000-200.000 tỷ đồng.

Dòng tín dụng đang bị tắc nghẽn do nợ xấu chưa thể xử lý được, phần lớn doanh nghiệp có nợ xấu lại có tài sản thế chấp là bất động sản. Thời gian qua, các giải pháp hâm nóng thị trường bất động sản được triển khai vẫn chưa mang lại kết quả, khó kỳ vọng vực dậy được trong thời gian ngắn. Hiện các NHTM khó cho vay ra nên đang tìm đến các kênh đầu tư khác.

Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư có nhiều cơ hội giúp đồng vốn sinh lời nhưng mức độ rủi ro ngày càng cao nên giảm sức hấp dẫn. Kênh vàng cũng không còn được các ngân hàng mặn mà như trước vì NHNN đã độc quyền nhập khẩu và phân phối vàng miếng, các NHTM đã chấm dứt hoạt động huy động, cho vay vàng.

Trong khi đó, giá vàng thế giới lại tăng giảm thất thường và sự biến động này không chỉ do tác động của quan hệ cung cầu, mà còn bị chi phối bởi giới đầu cơ. Vì vậy phần lớn nguồn vốn huy động dư thừa đang được các NHTM tiêu vào kênh trái phiếu chính phủ.

Theo Bộ Tài chính, tổng vốn huy động từ trái phiếu chính phủ trong 6 tháng qua đã đạt hơn 120.000 tỷ đồng, bằng 61% kế hoạch cả năm. Trong các phiên đấu thầu trái phiếu trong quý II vừa qua, nhu cầu mua trái phiếu chính phủ đã có dấu hiệu tăng cao khi tỷ lệ đặt thầu cao gấp 3-4,5 lần so với tỷ lệ trúng thầu.

Sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 21.036 đồng/USD và hạ trần lãi suất huy động tiền gửi bằng VNĐ, lợi suất trái phiếu giảm xuống nhưng khối lượng dự thầu vẫn cao hơn khối lượng gọi thầu. Trong các phiên giao dịch gần đây, tỷ lệ trúng thầu vẫn luôn đạt 90-100% mỗi phiên, chủ yếu thuộc về các ngân hàng. Vì vậy, dù lãi suất trái phiếu đang thấp nhưng đây vẫn là kênh đầu tư an toàn đối với các NHTM, có lãi ít hoặc huề vốn, nhưng vẫn còn hơn do không tìm được khách hàng tốt để cho vay.

Mục tiêu huy động vốn từ dân cư là để cấp tín dụng cho nền kinh tế, nên việc các NHTM đổ tiền huy động cho Chính phủ vay bằng cách mua trái phiếu là giải pháp không căn cơ, nếu không nói là chưa đúng chức năng của một định chế tài chính trung gian.

Do đó, thay vì để ngân hàng đổ vốn mua trái phiếu, Chính phủ cần đưa ra các gói giải pháp hỗ trợ thị trường, tập trung xử lý các “điểm nghẽn” để tăng tín dụng và tăng sức mua thị trường. Cần quyết liệt xử lý hàng tồn kho, kể cả tồn kho bất động sản để doanh nghiệp có khả năng hấp thụ dòng vốn mới, tái đầu tư sản xuất kinh doanh.

Cũng cần có cơ chế đặc biệt áp dụng cho vay mới với doanh nghiệp có điều kiện tồn tại và phát triển, doanh nghiệp thực hiện các dự án nhà ở đang có thị trường, các dự án BOT trong lĩnh vực hạ tầng đang ngưng trệ do thiếu nguồn tín dụng. Tình thế đòi hỏi gấp rút ngăn chặn xu hướng doanh nghiệp phải ngưng hoạt động, giải thể do thiếu vốn lưu động, tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng đang rơi vào vòng xoáy suy giảm.

Các tin khác