Cổ phiếu “giải khát”

Xu hướng trả cổ tức tiền mặt ngày càng phổ biến, nhưng vẫn có những doanh nghiệp (DN) chia cổ tức bằng CP hoặc chia CP thưởng. Đơn cử như Cáp Treo Núi Bà Tây Ninh (TCT), Nhựa Tân Phú (TPP), Hudland (HLD) hay CNG VN (CNG)... đang sử dụng hình thức này để tăng vốn điều lệ. Vì sao các DN này lại tự tin đi ngược xu hướng?

Xu hướng trả cổ tức tiền mặt ngày càng phổ biến, nhưng vẫn có những doanh nghiệp (DN) chia cổ tức bằng CP hoặc chia CP thưởng. Đơn cử như Cáp Treo Núi Bà Tây Ninh (TCT), Nhựa Tân Phú (TPP), Hudland (HLD) hay CNG VN (CNG)... đang sử dụng hình thức này để tăng vốn điều lệ. Vì sao các DN này lại tự tin đi ngược xu hướng?

Giải khát cho cả đôi bên

Thời điểm hiện nay có lẽ DN không thể thiếu tỉnh táo đến mức cố đấm ăn xôi “in giấy”, ép cổ đông phải nhận cổ tức bằng CP. Cổ đông cũng thừa tỉnh táo để có thể biết được phương án phát hành của DN khả thi đến đâu, DN có thực lực gì để tăng vốn. Tuy nhiên, những DN dám thực hiện sẽ có 2 điểm chung đó là vốn thấp và KQKD từ mức khá trở lên, giống như một sự bảo chứng về khả năng tiếp tục phát triển của DN.

HLD là một DN trong lĩnh vực bất động sản, vốn điều lệ 100 tỷ đồng, lên phương án thưởng CP 1:1 dựa vào có EPS (thu nhập trên CP) hơn 8.000 đồng/CP, 6 tháng đầu năm lãi hơn 34 tỷ đồng. Nếu không có những yếu tố này có lẽ HLD chẳng thể nào đưa ra phương án tăng vốn.

Hay như CNG là một trong những CP họ dầu khí có KQKD ổn định trên sàn. Vốn điều lệ hơn 200 tỷ đồng không phải nhỏ, nên khi công ty đặt mục tiêu tiếp tục phát triển việc gia tăng là điều tất yếu.

Nắm bắt cơ hội nên từ giữa tháng 7, TPP đã trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 13%, điều đó cho thấy phần nào hiệu quả trong hoạt động. Với TCT từ lâu luôn nằm trong danh sách EPS cao nhất trên TTCK (hiện đang ở mức hơn 17.000 đồng/CP), nên đây là yếu tố giúp TCT thu phục cổ đông.

Một lợi thế ở những mã vừa nêu hầu hết đều có thanh khoản thấp trên TTCK. CNG có thanh khoản tốt nhất mỗi phiên cũng chỉ vài chục ngàn CP được giao dịch, TCT hay TPP có những phiên thậm chí không có giao dịch hoặc giao dịch chỉ để cho có.

Do vậy, một lượng CP phát hành thêm sẽ giúp gia tăng thanh khoản cho nhóm CP này. Cụ thể, với những NĐT nắm giữ CP từ mức giá thấp, đến khi chia thưởng, nhận CP mới có thể xem xét bán ra một phần để thu hồi vốn và xoay vòng sang các mã khác.

Đánh cược tương lai

Nhưng cổ đông có thể đặt câu hỏi: trong bối cảnh hiện nay, kinh tế vẫn còn khó khăn, khả năng DN lặp lại những thành quả trong quá khứ không phải là chuyện đơn giản. Chẳng hạn trường hợp của TPP, lên sàn cách đây 5 năm, vốn điều lệ lúc đó 20 tỷ đồng, còn hiện nay là 40 tỷ đồng. Dù tăng gấp đôi nhưng vốn điều lệ như vậy vẫn là quá ít.

Sắp tới đây, TPP sẽ chia cổ tức bằng CP, phát hành cho CBCNV và cho cổ đông riêng lẻ để tăng vốn lên 50 tỷ đồng. Nói DN này tăng vốn cẩn trọng cũng được, nhưng cũng cho thấy khả năng có thể “bung sức” trong lúc này không dễ dàng.

Tại sao có những thời điểm thuận lợi hơn trong 5 năm qua TPP không thể tận dụng tối đa để tăng vốn nhiều hơn nữa? Trường hợp dễ thấy nhất của Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (CAP) là một minh chứng. Khi vốn ít công bố KQKD thuận lợi, sau đó cũng tiến hành chia thưởng, chia cổ tức bằng CP để tăng vốn từ hơn 10 tỷ đồng lên hơn 30 tỷ đồng, sau đó CAP có dấu hiệu chững lại, nếu không muốn nói là đuối sức.

6 tháng đầu năm 2013, CAP lãi sau thuế 6,2 tỷ đồng, thấp hơn 68% so với cùng kỳ năm trước đạt 9 tỷ đồng, CP của CAP trên thị trường trong vài tháng qua cũng giảm theo.

Nhìn vào đồ thị giá của CNG, có thể thấy từ khi lên sàn đến nay CP này vẫn đang đi lên, tương ứng như vậy là KQKD của CNG cũng ở mức khả quan, ngoài việc chia CP công ty cũng chia cả cổ tức bằng tiền mặt. Nhưng rõ ràng trong một giai đoạn kinh doanh có nhiều rủi ro như hiện nay, không ai có thể chắc chắn được điều gì cả.

Rủi ro chia cho cả DN và cổ đông, nhưng xem ra phần thiệt thuộc về cổ đông nhiều hơn, bởi thông tin cổ đông nắm được thường sau khi sự kiện đã xảy ra và ở thế bị động. Chẳng hạn sau khi CNG công bố về kế hoạch tăng vốn, đã có một cổ đông đăng ký bán ra hơn 600.000 CP.

Một loạt giả thiết đặt ra: có thể do thời gian qua CNG đã tăng giá nên cổ đông này đơn thuần chốt lời, nhưng cũng có thể suy nghĩ do cổ đông này không thích “nắm” CP chia thưởng (tỷ lệ 125:27) nên bán hoặc lo ngại hiệu ứng pha loãng. 

Các tin khác