Cổ phiếu ngân hàng trên đà phục hồi; Dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tuần

(ĐTTCO) - Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào thứ Ba (14/3) khi các nhà đầu tư đặt cược vào nguy cơ lan rộng sau vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank đã được ngăn chặn. Giá dầu giảm khoảng 3% xuống mức thấp nhất trong 9 tuần sau báo cáo lạm phát Hoa Kỳ và vụ phá sản của ngân hàng Mỹ gần đây làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính mới.
Cổ phiếu ngân hàng trên đà phục hồi; Dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tuần

Dow phá vỡ chuỗi 5 ngày giảm điểm

Khép phiên, chỉ số Dow Jones tăng 336,26 điểm, tương đương 1,06%, lên 32.155,40, chấm dứt chuỗi 5 ngày giảm điểm. S&P 500 nhảy vọt 1,65%, đóng cửa ở mức 3.919,29. Nasdaq Composite cộng thêm 2,14%, đạt 11.428,15.

Sự nhiệt tình mua cổ phiếu ngân hàng của các nhà đầu tư đã giảm đi phần nào vào buổi chiều. Nhưng nhiều cổ phiếu vẫn ghi nhận đà tăng, đánh dấu bước đảo chiều sau hai phiên giảm sâu khi các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng những ngân hàng đó sẽ không chịu chung số phận như Silicon Valley Bank và Signature Bank. Các nhà quản lý cho biết hôm Chủ nhật rằng họ đã tạo ra một kế hoạch để can thiệp cho tất cả những người gửi tiền ở hai ngân hàng này.

Chứng chỉ quỹ SPDR S&P Regional Banking ETF tiến 2%, phục hồi phần nào sau mức giảm 12% trong phiên trước đó. Cổ phiếu của First Republic Bank bật lên gần 27% sau khi đóng cửa lao dốc 62% vào thứ Hai. Cổ phiếu của KeyCorp đã tăng thêm gần 7% sau đợt trượt giá 27%.

Các thương nhân đang mong đợi những gì tiếp theo sẽ xảy ra cho lĩnh vực ngân hàng trước những bất ổn gần đây.

Đà tằn mở rộng ra ngoài lĩnh vực tài chính, với tất cả 11 lĩnh vực thuộc S&P 500 đều tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba.

Nhà đầu tư cũng tập trung vào dữ liệu lạm phát mới nhất của Hoa Kỳ.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,4% so với tháng 1, phù hợp với dự báo của các nhà kinh tế do Dow Jones thăm dò. Mức tăng hàng năm là 6% cũng phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế. Cái gọi là CPI “cốt lõi”, vốn đã loại bỏ giá năng lượng và thực phẩm, tăng so với tháng trước một chút, so với dự kiến của các nhà kinh tế là 0,5%, trong khi mức tăng hàng năm là 5,5% phù hợp với dự đoán.

Dầu giảm do lo ngại lạm phát

Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent giao sau giảm 2,53 USD, tương đương 3,1%, xuống 78,24 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ lùi 2,48 USD, tương đương 3,35 USD, xuống 72,32 USD.

Điều đó đã đẩy cả hai hợp đồng dầu vào vùng quá bán quá lần đầu tiên sau nhiều tuần và đưa dầu Brent rớt xuống mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 04/01 và WTI ghi nhận mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 09/12.

Làn sóng hoang mang từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank đã gây ra những biến động lớn đối với cổ phiếu ngân hàng khi các nhà đầu tư lo ngại về tình hình tài chính của một số người cho vay, bất chấp sự đảm bảo từ Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và các nhà hoạch định chính sách toàn cầu khác.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Hoa Kỳ tăng mạnh trong tháng Hai khi người Mỹ liên tục phải đối mặt với chi phí thuê nhà và thực phẩm cao hơn, đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Fed, cuộc chiến chống lạm phát đã trở nên phức tạp do sự sụp đổ của hai ngân hàng khu vực.

Dữ liệu cho thấy chỉ số CPI của Hoa Kỳ đã tăng 0,4% trong tháng 2 so với mức 0,5% trong tháng 1. Sự chậm lại trong tăng trưởng CPI đã khiến các nhà đầu tư định giá một đợt tăng lãi suất nhỏ hơn của Fed vào tháng Ba.

Fed hiện được cho là sẽ tăng lãi suất chuẩn chỉ 1/4 điểm phần trăm vào tuần tới, giảm so với mức 50 điểm cơ bản dự kiến trước đó và đưa ra một đợt tăng lãi suất khác với quy mô tương tự vào tháng Năm. Cuộc họp hai ngày tiếp theo của Fed sẽ bắt đầu vào thứ Ba tới.

Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đã sử dụng lãi suất cao hơn để giảm lạm phát. Nhưng những mức lãi suất cao hơn đó làm tăng chi phí vay của người tiêu dùng, điều này có thể làm chậm nền kinh tế và giảm nhu cầu về dầu.

Giá dầu thô cũng giảm hôm thứ Ba trước dữ liệu của Hoa Kỳ dự báo các công ty năng lượng đã bổ sung khoảng 1,2 triệu thùng dầu vào kho dự trữ dầu thô trong tuần kết thúc vào ngày 10/3.

Góp phần hạn chế đà giảm giá dầu, ít nhất vào đầu phiên, là báo cáo định kỳ hàng tháng từ OPEC, dự báo nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ cao hơn trong năm 2023.

OPEC vẫn giữ nguyên dự báo về nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2,32 triệu thùng/ngày, tương đương 2,3% vào năm 2023.

Các tin khác