Ngoài ra, BCBS lập luận rằng các yêu cầu đối với việc nắm giữ Bitcoin và các tiền điện tử tương tự phải cao hơn nhiều so với các yêu cầu đối với cổ phiếu và trái phiếu thông thường. Các ngân hàng tiếp xúc với tiền điện tử dễ bay hơi sẽ phải đối mặt với các yêu cầu vốn khắt khe hơn để phản ánh rủi ro cao hơn.
Trong một báo cáo được công bố vào ngày 10/6/2021, BCBS cho biết rằng "sự tăng trưởng của tài sản tiền điện tử và các dịch vụ liên quan có khả năng gây ra lo ngại về ổn định tài chính và tăng rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt".
Trong đó, những rủi ro bao gồm rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng, gian lận, hack, rửa tiền và rủi ro tài trợ khủng bố.
BCBS cho biết, một số tài sản chẳng hạn như chứng khoán mã hoá (stock token – một dạng cổ phiếu kỹ thuật số của công ty niêm yết và người sở hữu vẫn nhận được cổ tức), stablecoin (tài sản kỹ thuật số được thiết kế để mô phỏng giá trị của các đồng tiền pháp định như đồng USD hoặc đồng euro) sẽ phù hợp với các quy tắc hiện hành được sửa đổi.
Bên cạnh đó, BCBS khuyến nghị các đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin và Ethereum sẽ phải đối mặt với một chế độ bảo mật mới mang tính thận trọng hơn.
BCBS đề xuất trọng số rủi ro (risk weighted) của các đồng tiền kỹ thuật số này là 1.250% - mức phù hợp với các tiêu chuẩn khắt khe nhất đối với mức độ rủi ro của các ngân hàng đối với các tài sản rủi ro hơn. Điều đó có nghĩa là các ngân hàng trên thực tế sẽ phải nắm giữ vốn bằng với mức rủi ro mà họ phải đối mặt và chuẩn bị sẵn sàng nếu giá trị của tài sản trở thành vô giá trị.
Các tiêu chuẩn sẽ áp dụng cho các tài sản được tạo ra bởi tài chính phi tập trung (DeFi – các ứng dụng tài chính được xây dựng dựa trên Blockchain) và Token không thể thay thế (NFT - một loại token mã hóa trên một blockchain đại diện cho tài sản duy nhất). Tuy nhiên, các đồng tiền kỹ thuật số tiềm năng của ngân hàng trung ương không nằm trong phạm vi tham vấn của BCBS.