Thẻ tag Ovie Smarterware theo dõi độ tươi thực phẩm
Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Chicago, Ovie Smarterware vừa tạo ra một thẻ tủ lạnh thông minh để cảnh báo người dùng khi thực phẩm sắp hết hạn. Thẻ thay đổi màu sắc để báo hiệu thực phẩm còn tốt hay không. Người dùng chỉ cần nhấn nút trên SmartTag và cho Alexa biết họ đang lưu trữ thực phẩm gì. Nếu người dùng không có loa nhà thông minh, họ có thể nhập thực phẩm vào ứng dụng Ovie.
Các cảm biến được chế tạo bằng cách in các điện cực carbon trực tiếp lên giấy. Chúng hoạt động bằng cách phát hiện các loại khí như ammonia và trimethylamine tích tụ trong thịt và cá khi chúng hư hỏng. Các cảm biến cũng có thể được kết nối với ứng dụng Ovie để người dùng có thể phát hiện ngay lập tức liệu thực phẩm có an toàn để ăn. Ngoài ra, còn có Silo là một dòng lưu trữ nhà bếp thông minh khác, hệ thống sử dụng các thùng chứa thông minh được hút chân không để theo dõi và bảo quản độ tươi của thực phẩm.
Công nghệ thực phẩm theo thể trạng và tâm trạng người dùng
Tại Singapore, Alchemy Foodtech đã phát triển các mặt hàng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI). Thành phần chức năng đang chờ cấp bằng sáng chế được gọi là 5ibrePlus và có thể hạ thấp GI của thực phẩm dựa trên carbohydrate tinh chế. Thí dụ, nó có thể hạ chỉ số đường huyết của gạo trắng xuống mức gạo lức.
Trong khi đó, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Minnesota, Moody, Ice Cream đang thay đổi cách bán kem bằng cách kết hợp hương vị gốc với các loại tinh dầu và các thành phần có cảm giác cụ thể. Hương vị bán chạy nhất là bạc hà hương thảo, trong khi hương thảo mang đến tinh thần sáng suốt, bạc hà thúc đẩy tâm trí. Các hương vị khác bao gồm quả việt quất mật ong hoa oải hương, chống lại căng thẳng và cung cấp chất chống oxy hóa, hay cam quýt cay với quýt và gừng để tăng cường khả năng tiêu hóa.
Công nghệ sản xuất thực phẩm chay
Khi người tiêu dùng ngày càng nhận ra những ảnh hưởng của thịt đối với sức khỏe và môi trường thì họ đã bắt đầu quan tâm đến các thực phẩm thuần chay. Cho đến gần đây, thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm hầu hết chỉ giới hạn ở thịt bò và thịt gà. Tuy nhiên, năm 2020 thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm tiến thêm một bước bằng cách tập trung vào các động vật khác.
Công ty khởi nghiệp Vow (Australia) đã tạo ra bánh bao đầu tiên trên thế giới làm từ thịt chuột túi và New Wave Food có trụ sở tại Mỹ đang sử dụng thực vật và rong biển có nguồn gốc bền vững để tạo ra tôm thuần chay. Công ty thực phẩm Aleph Farms của Israel đã sử dụng máy in sinh học 3D để kết hợp các tế bào, các yếu tố tăng trưởng và vật liệu sinh học để chế tạo các bộ phận y sinh mô phỏng tối đa các đặc điểm mô tự nhiên - để “in” thịt bò viên trong Trạm vũ trụ quốc tế.
Dụng cụ có thể ăn được
Loliware có trụ sở tại Mỹ đã tạo ra những ống hút có nguồn gốc từ thực vật trông giống như nhựa nhưng sẽ bắt đầu phân hủy sau 18 giờ sử dụng. Với thành phần rong biển, ống hút sẽ hoàn toàn vô hại với sinh vật biển và thậm chí loài cá có thể ăn được cả ống hút này. Ở Ấn Độ, công ty Nom đã sản xuất những ống hút có thể ăn được từ bột mì có nhiều hương vị khác nhau để mang lại khả năng tương thích với thức uống. Hương vị bao gồm vani, butterscotch, bạc hà, sô cô la và chanh-cam quýt.
Công ty khởi nghiệp đóng gói Shipping Rocks Lab (Anh) đã phát triển một bao bì màng hình cầu chứa đựng chất lỏng và có thể ăn được, gọi là Ooho. Bao bì được làm từ tảo nâu và canxi clorua, nghĩa là nó có thể ăn được hoặc vứt đi với ít tác động môi trường. Thiết kế đơn giản để người dùng có thể nấu nguyên liệu tại nhà, với mỗi túi Ooho! có giá chỉ 0,01 EUR để thực hiện.