Đã thấy đáy?

(ĐTTCO) - Phiên 18-1, đã có lúc VN Index giảm 25 điểm, xuống còn 518 điểm, nhưng cuối phiên chỉ giảm gần 17 điểm và đóng cửa ở mức 526 điểm. Sang phiên 19-1, lòng tham của thị trường đã đẩy VN Index tăng hơn 9 điểm lên 535 điểm. Nhưng sự tích cực đã bị đứt đoạn khi VN Index lại giảm hơn 6 điểm xuống 529 điểm trong phiên 20-1.

(ĐTTCO) - Phiên 18-1, đã có lúc VN Index giảm 25 điểm, xuống còn 518 điểm, nhưng cuối phiên chỉ giảm gần 17 điểm và đóng cửa ở mức 526 điểm. Sang phiên 19-1, lòng tham của thị trường đã đẩy VN Index tăng hơn 9 điểm lên 535 điểm. Nhưng sự tích cực đã bị đứt đoạn khi VN Index lại giảm hơn 6 điểm xuống 529 điểm trong phiên 20-1.

 

Như vậy những phiên phục hồi mạnh và liên tục (tầm 2-3 phiên) đã không xuất hiện sau một đợt giảm sâu và điều này đặt ra câu hỏi liệu thị trường đã chạm đáy hay chưa? Ai cũng thấy rõ, vùng 510 điểm là đáy trung-dài hạn của VN Index kể từ 2014 đến nay và điểm số hiện giờ của VN Index cũng tiệm cận vùng này. Nên nếu đặt vấn đề một cách lạc quan hơn, VN Index sẽ tạo đáy bằng cách nào? Từ 530 điểm xuống 510 điểm có khi chỉ là 1 phiên, nhưng cũng có thể là nhiều phiên và sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý, hành động của NĐT. Trước tiên, cần xem xét việc VN Index chỉ “hồi” được 1 phiên và sau đó lại “đỏ” (giảm).

Các ngành khả quan sẽ bao gồm bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng, công nghệ thông tin, cảng biển, dệt may, điện, sữa, phân bón. Các ngành được tôi ưa thích về yếu tố cơ bản là công nghệ thông tin và cảng biển, về yếu tố quy mô là bất động sản.

Thoạt nhìn, điều này có vẻ mâu thuẫn với nguyên tắc giảm mạnh sẽ phục hồi mạnh. Đợt sụt giảm vừa qua bắt nguồn tại một số blue chip thuộc các nhóm ngành như dầu khí, ngân hàng và cả những CP đầu cơ, trừ phiên 18-1, các phiên còn lại nếu giảm cũng không giảm đồng loạt. Một số penny hoặc mid cap, khi thị trường giảm thì đứng giá hoặc giảm nhẹ, còn khi thị trường hồi cũng tranh thủ tăng mạnh hơn. Ngay như phiên 20-1, dù thị trường giảm nhưng một số CP mid cap có sức bật tốt như DGC, LHG, TTF… vẫn tăng, một số khác đứng giá. Nghĩa là thị trường dù giảm mạnh nhưng không đồng đều, một số CP trụ giá và có sức bật tốt có biến động riêng cho mình nên sẽ có chuyện tăng mạnh, đồng loạt và liên tục.

Như vậy, diễn biến về mặt điểm số của VN Index sắp tới đây sẽ chịu sự chi phối trực tiếp của một số blue chip. Nhóm này sẽ quyết định điểm số của thị trường, ít nhất trong ngắn hạn là đáy của VN Index. Phiên 20-1, GAS đã về vùng giá 3.0, PVD rớt khỏi ngưỡng 2.0 còn PVS chỉ hơn 1.3. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói CP dầu khí đang phải gánh sự bi quan của thị trường. Theo dõi diễn biến của những blue chip khác, ngoài dầu khí sẽ thấy 2 xu hướng chính là tăng từ từ hoặc giữ giá và chờ thông tin KQKD quý IV-2015 (và cũng là cả năm). Trong khi chờ những thông tin bước ngoặt xuất hiện, nhiều khả năng KQKD quý IV-2015 sẽ chi phối đến diễn biến của từng CP cũng như thị trường. Đặt trong bối cảnh thị trường không thuận lợi, nhiều khả năng sự hồ hởi trong việc công bố KQKD cũng giảm nhiệt phần nào. Chưa kể, BCTC quý IV-2015 vốn rất quan trọng, nên cũng không loại trừ sẽ có những sự chậm trễ, trì hoãn. Thị trường trong khoảng 5 phiên tới đây sẽ có thể theo 2 kịch bản sau:

Thứ nhất, VN Index vẫn theo xu hướng điều chỉnh nhưng ở mức độ thấp hơn, sau vài phiên giảm, sẽ có phiên tăng và tạo ra sự khó lường trong phán đoán cũng như “khó chịu” về mặt cảm giác cho NĐT. Kịch bản này nếu có diễn ra cũng không quá 3 phiên, nhưng có thể khiến NĐT đang nắm giữ CP với giá thấp phải bán ra, trong khi những người khác không dám mạnh dạn mua vào. Riêng về diễn biến của giá CP, sẽ có nhiều mã trong phiên được giao dịch với giá thấp nhưng đóng cửa lại ở mức cao hơn. Để khả năng này xảy ra, điều kiện phải có là thanh khoản khá thấp với mức dưới 1.500 tỷ đồng/phiên trên cả 2 sàn.

Thứ hai, trong trường hợp thanh khoản vẫn duy trì trên 2.000 tỷ đồng cho cả 2 sàn, cho dù VN Index có biến động như thế nào, nó cũng cho thấy dòng tiền đang vào thị trường một cách ổn định và mạnh dần lên. Thông thường, tại những vùng giá đáy, NĐT sẽ có xu hướng giảm tỷ trọng margin và sử dụng vốn tự có nhiều hơn. Tỷ trọng vốn tự có khi thanh khoản đạt 2.000 tỷ đồng tại vùng giá đáy sẽ cao hơn khi thị trường tích cực. Ở đây còn có yếu tố cộng hưởng đó là vì dòng vốn tự có nhiều, nên chỉ cần thị trường thuận lợi trở lại, tiền margin cũng sẽ được NĐT sử dụng nhiều hơn cũng như CTCK bơm ra nhanh hơn.  Theo kịch bản này, nhóm blue chip sẽ có vai trò chỉ báo và dẫn dắt cho TTCK trong giai đoạn từ nay cho đến Tết Nguyên đán.

Chủ đề đầu tư năm 2016 sẽ xoay quanh các vấn đề như: Doanh thu của các công ty bất động sản sẽ bắt đầu tăng trong giai đoạn 2016-2017; hiệp định thương mại tự do sẽ có tác động trong dài hạn; giá hàng hóa thiết yếu sẽ thấp trong thời gian dài; tư nhân hóa và hạn chế sở hữu nước ngoài sẽ thống trị thị trường trong vài năm tới. Vì vậy, NĐT nên chú ý phân tích các thông tin quan trọng ảnh hưởng đến các ngành, đặc biệt là chu kỳ ngành và các giai đoạn của nền kinh tế. Nửa đầu năm nhóm blue chip có thể đóng vai trò dẫn dắt và nửa cuối năm 2016 nhóm mid cap có thể trỗi dậy. Tuy nhiên, cần lựa chọn CP có tính phòng thủ cao hơn. 

Các tin khác