“Danh sách đen” ngày càng nhiều

Danh sách các doanh nghiệp niêm yết thua lỗ bị đưa vào diện theo dõi đặc biệt bất ngờ gia tăng mạnh trong mùa BCTC năm nay. Trong bối cảnh thanh khoản đang ngày càng giảm sút, hiện tượng này càng khiến TTCK thêm khốn khó trong việc thu hút vốn.

Danh sách các doanh nghiệp niêm yết thua lỗ bị đưa vào diện theo dõi đặc biệt bất ngờ gia tăng mạnh trong mùa BCTC năm nay. Trong bối cảnh thanh khoản đang ngày càng giảm sút, hiện tượng này càng khiến TTCK thêm khốn khó trong việc thu hút vốn.

Tăng đột biến

Liên tục trong những ngày gần đây, cả Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) phát thông báo đưa CP của các doanh nghiệp niêm yết làm ăn thua lỗ vào danh sách thuộc diện theo dõi đặc biệt như: thuộc diện cảnh báo, thuộc diện bị kiểm soát và thuộc diện bị tạm ngưng giao dịch.

Ngay trong tuần đầu tiên của tháng 4 đã có 40 doanh nghiệp bị đưa vào diện cảnh báo và kiểm soát trên cả 2 sàn HOSE và HNX. Đáng chú ý là tại sàn HNX, chỉ trong 2 tuần đầu tiên của tháng 4 đã có 50 doanh nghiệp bị đưa vào diện theo dõi đặc biệt, nguyên nhân phần lớn bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh thua lỗ ở những năm trước.

Phía sàn HOSE tuy không căng thẳng như HNX, nhưng số doanh nghiệp bị đưa vào diện theo dõi đặc biệt cũng gia tăng đột biến so với các năm trước. Theo thống kê từ HOSE, tính từ thời điểm cuối tháng 2 và đầu tháng 3 đến nay, cơ quan này đã đưa 26 mã CP vào diện cảnh báo.

Trong đó có tới 25/26 doanh nghiệp bị đưa vào diện cảnh báo đều bắt nguồn từ lý do lợi nhuận sau thuế năm 2012 là con số âm. Chỉ duy nhất mã NKG của CTCP Thép Nam Kim bị đưa vào diện cảnh báo do liên tục vi phạm quy định về công bố thông tin.

Đặc biệt, kể từ đầu tháng 4 đến nay, HOSE đã đưa 3 mã CP vào diện bị tạm ngưng giao dịch do hoạt động kinh doanh thua lỗ trong 2 năm liên tiếp căn cứ theo BCTC năm 2011 và 2012 gồm: CTCP Đầu tư Căn nhà mơ ước (DRH), CTCP Đầu tư phát triển thương mại Viễn Đông (VID) và CTCP Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (HAX).

Bên cạnh đó, còn có 4 doanh nghiệp cũng bị đưa vào diện ngưng giao dịch nhưng sau đó được chuyển qua diện kiểm soát vì nghiêm túc thực hiện giải trình nguyên nhân thua lỗ trong năm 2012 và trình được phương án khắc phục cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013 gồm: CTCP Kỹ nghệ Đô Thành (DTT), CTCP Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn (VHG), CTCP Đầu tư phát triển khu công nghiệp và Đô thị Sông Đà (SJS) và CTCP Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (NVT).

TTCK bị “vạ lây”

Theo thống kê kết quả kinh doanh năm 2012 của 764 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết cho thấy, nếu trong năm 2011 mới chỉ có 74 doanh nghiệp lỗ cả năm thì năm 2012 số doanh nghiệp lỗ đã tăng lên 133. Trong đó có 49 doanh nghiệp lỗ 2 năm liên tiếp dù doanh thu có tăng nhẹ trên 1,5% nhưng lợi nhuận lại sụt giảm tới 7,4%.

Kết quả kinh doanh giảm sút đã đẩy chỉ số P/E lên cao và khiến TTCK không còn hấp dẫn khi so với các TTCK khác trong khu vực. Cụ thể, P/E hiện tại của HOSE và HNX lần lượt là 13,8x và 15,5x.

Mức định giá này đã không còn quá cách biệt nếu so với TTCK các nước trong khu vực như: Trung Quốc 12,11x, Thái Lan 17,9x, Indonesia 18,7x hay Philippines 22,09x. Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hút dòng vốn ngoại, diễn biến này còn khiến kênh chứng khoán kém cạnh tranh hơn khi so với các kênh khác như: tiết kiệm, trái phiếu hay vàng.

Nhiều CP đưa vào diện theo dõi đặc biệt cũng làm cho NĐT chùn tay. Ảnh: L.THANH

Nhiều CP đưa vào diện theo dõi đặc biệt cũng làm cho NĐT chùn tay. Ảnh: L.THANH

Ngay với nhóm CP blue chip, dù hiệu quả kinh doanh sụt giảm không đáng kể, nhưng nếu so với P/E ở các đỉnh ngắn hạn trong những năm gần đây, mức P/E hiện nay của VN30 đã cao hơn P/E tại vùng đỉnh của các năm 2011 và 2012.

Hiện mức 24,59x thời điểm hiện nay chỉ còn thấp hơn mức 34,01x ở thời điểm đỉnh năm 2009. Theo nhận định của CTCK Bảo Việt (BVSC), ở mức giá hiện nay, nhóm CP này đã giảm sức hấp dẫn và không loại trừ khả năng NĐT có thể chốt lời và tìm đến nhóm CP có  nhiều room tăng trưởng hơn. Trong bối cảnh này, động lực tăng điểm lớn nhất của VN Index sẽ không còn và khả năng bứt phá của chỉ số này cũng đang ở mức thấp.

Do mặt bằng giá của VN30 đang ở mức cao, nên khả năng dòng tiền sẽ chảy vào nhóm CP có P/E thấp và duy trì được kết quả kinh doanh ổn định, bởi nhóm này duy trì được tăng trưởng  cả về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2011, 2012.

Hiện dòng tiền mới tập trung vào nhóm CP các doanh nghiệp có sản phẩm đặc thù, vị thế trong ngành hay cơ cấu vốn hợp lý nên không chịu tác động quá lớn từ bối cảnh kinh tế. Sau nhóm này, theo dự báo của BVSC, các doanh nghiệp duy trì doanh thu ổn định/tăng trưởng trong các năm 2011, 2012 và lợi nhuận sau thuế được cải thiện trong thời gian tới nhờ chi phí lãi vay giảm.

Bên cạnh đó, NĐT còn có thể bị hấp dẫn bởi CP của các doanh nghiệp có thông tin lợi nhuận đột biến nhờ chuyển nhượng tài sản qua các thương vụ M&A.

Các tin khác