Giai đoạn 2009-2011, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là một trong những ngân hàng có mức chi trả cổ tức rất cao. Đơn cử năm 2011, ACB đã chi ra hơn 1.875 tỷ đồng để thanh toán cổ tức đợt 1 cho cổ đông với tỷ lệ lên đến 20%. Việc ACB mạnh tay chi trả cổ tức nhờ kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng ở thời điểm lúc bấy giờ, lợi nhuận sau thuế 9 tháng năm 2011 đạt 1.858,4 tỷ đồng (tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2010).
Những năm gần đây, trong phần chất vấn của cổ đông tại các kỳ ĐHCĐ, Ban điều hành của ngân hàng này luôn nhận được những câu hỏi đến bao giờ ACB mới lại trả cổ tức 20% như thời hoàng kim. Thế nhưng, điều nghịch lý là giá CP ACB thời điểm ngân hàng này trả cổ tức ở mức dưới 10% như hiện nay thì giá CP ACB lại đứng ở mức cao chót vót, giá tham chiếu của ACB trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua (15-12) là 34.200 đồng/CP. Trong khi đó, thời điểm hoàng kim giá CP ACB chỉ biến động quanh mốc 20.000 đồng/CP. Trước đây giá thấp cổ tức cao, ngày nay giá cao cổ tức thấp đương nhiên NĐT mua để lướt sóng.
Điểm giống nhau giữa phương thức đầu tư giá trị và lướt sóng chính là xác định đúng thời điểm mua vào để tránh mua đỉnh. Tại vùng đỉnh, tâm lý NĐT rất hưng phấn bởi gần như mua gì cũng có lời. Đây chính là nguyên nhân gây thua lỗ cho các NĐT lướt sóng. Trong khi đó, với NĐT giá trị, dù rủi ro không lớn nhưng nếu mua đúng đỉnh hiệu quả đầu tư sẽ không được như kỳ vọng. |
Đáng chú ý, GDT gần như không có rủi ro về thanh khoản với tỷ lệ thanh toán nhanh duy trì trên 2 lần và khả năng chi trả lãi vay đạt trên 100 lần trong 2 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, tỷ lệ đòn bẩy tài chính luôn được duy trì ở mức an toàn quanh mức bình quân 1,5 lần, chủ yếu vay nợ ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động.
GDT luôn giữ được vị thế tiền mặt ròng trong nhiều năm qua, nhờ vậy luôn giữ được tỷ lệ cho trả cổ tức rất cao (bình quân 62%). Năm 2017, doanh nghiệp này dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 70% (tương ứng với tỷ suất cổ tức 10,9%). Tóm lại, GDT là mã CP có nền tảng cơ bản tốt, hoạt động kinh doanh ổn định và là một trong những mã CP đáng để đầu tư. Thế nhưng, thanh khoản của GDT lại rất thấp do không được nhiều NĐT chú ý.
Sự thờ ơ của NĐT với CP của các doanh nghiệp trả cổ tức cao có thể nhắc đến trường hợp CTCP Meinfa (MEF). Cuối tháng 5 vừa qua, MEF đã thanh toán cổ tức năm 2016 với tỷ lệ lên đến 50%. Dù doanh nghiệp này công bố chi trả với tỷ lệ cực cao, nhưng giá CP MEF chỉ dao động ở mức giá chưa đầy 1.000 đồng/CP và gần như không có bất kỳ giao dịch. Nếu NĐT không quan tâm đến GDT do mã CP này hiếm khi có sóng, thì EMF là hiện tượng khó giải thích nhất trên TTCK.
Bởi lẽ, bên nắm giữ hoàn toàn có thể đẩy giá CP trở về mệnh giá, thậm chí đẩy giá lên mức cao hơn, bằng cách bán ra 100 CP, nhưng họ lại chọn giải pháp “găm hàng”. Chấp nhận duy trì ở mức giá thấp nhưng vẫn đều đặn nhận giá trị cao từ cổ tức là cách NĐT đang nắm giữ MEF lựa chọn. Dù về mặt nào đó, đầu tư giá trị theo kiểu các cổ đông MEF hơi tiêu cực, nhưng ở một góc nhìn khác đây là cách đầu tư hiệu quả và cực kỳ an toàn.
ACB thời hoàng kim cổ tức lên đến 20% nhưng giá CP cũng chỉ 20.000 đồng. Ảnh: P. LONG
Thực ra NĐT lướt sóng cũng có lý do để chấp nhận rủi ro với những mã CP nóng. Nếu NĐT giá trị MEF có thể nhận được cổ tức với tỷ lệ 50%, thì lợi nhuận của NĐT lướt sóng có thể tính bằng lần nếu chọn đúng thời điểm giải ngân như: FIT, HAI, AMD, HAR, KLF. Những mã CP này thường được gọi là CP đầu cơ hay CP lướt sóng.
Đây thường là nhóm CP giá trị thấp nhưng thanh khoản rất cao, giá luôn biến động mạnh nhưng lại không có thông tin hỗ trợ nổi bật. Chính những yếu tố này thường được rất nhiều NĐT quan tâm, bởi tâm lý chung của NĐT khi mua vào CP với kỳ vọng CP sẽ tăng giá khi họ bán ra. Thực tế, ranh giới giữa đầu cơ và làm giá đối với những mã CP này cũng quá khó, do quy mô niêm yết nhỏ và thị giá thấp nên rủi ro với hình thức đầu tư này cũng tỷ lệ thuận với lợi nhuận mà họ thu được.
Dù đây là hình thức đầu tư không được khuyến khích, đặc biệt là với những NĐT chưa có kinh nghiệm. Thế nhưng, chính họ lại là nhân tố tạo nên sự sôi động của thị trường chứ không phải các NĐT giá trị có xu hướng nắm giữ CP trong dài dài hạn. Ngay với nhóm CP giá trị, nếu không có sự tham gia của dòng tiền đầu cơ thì giá CP cũng không có sự đột phá, thậm chí không có thanh khoản.
Như vậy, bản chất của dòng tiền đầu cơ là tích cực nếu chúng ta kiểm soát được hiện tượng làm giá, còn tạo giao dịch ảo làm méo mó thị trường. “Đầu cơ mang lại những biến động ngắn hạn và tạo nên sự hấp dẫn nhất định cho thị trường, nó có thể thực hiện đối với những CP có chỉ số cơ bản tốt lẫn không tốt. Chúng ta không quá nâng vấn đề tại sao NĐT chạy theo nhóm CP đầu cơ mà không quan tâm đến CP giá trị. Bản thân các NĐT có thể phân biệt được đâu là CP đầu tư, đâu là CP đầu cơ. Họ có thể đánh giá được mức độ rủi ro, từ đó có những quyết định phù hợp” - một chuyên gia CK chia sẻ.
Thực tế cho thấy, đầu tư giá trị và lướt sóng cách đầu tư nào hiệu quả hơn là câu hỏi khó có lời giải chính xác nhất, bởi không chỉ ở TTCK Việt Nam mà cả ở các TTCK phát triển vẫn đang tồn tại song song giữa 2 nhóm NĐT giá trị và NĐT lướt sóng. Ngay cả 2 bậc thầy về đầu tư CK trên thế giới là Warren Buffett và George Soros cũng đi theo 2 trường phái đầu tư trái ngược nhau hoàn toàn. Nếu Warren Buffett đầu tư vào doanh nghiệp theo hướng đầu tư giá trị dài hạn, thì George Soros chủ trương đầu tư “chụp giật” để tìm cơ hội.