Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn thương mại và đầu tư Việt Nam-Mỹ Latinh do Bộ Công Thương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 13/11.
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho rằng Mỹ Latinh là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động và ổn định cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Do đó, khu vực này đang là thị trường hấp dẫn đối với cả thế giới; trong đó có Việt Nam.
Thêm vào đó, Mỹ Latinh đang là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ hai thế giới chỉ sau châu Á. Những năm gần đây thị trường Mỹ Latinh đang dần trở thành đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam với mức tăng trưởng khoảng 20%/năm.
Nếu như những năm 1990 buôn bán giữa Việt Nam và khu vực này ở mức vài chục triệu USD, đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với tất cả 33 quốc gia trong khu vực với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2017 đạt 13,49 tỷ USD.
Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 7,91 tỷ USD và nhập khẩu từ Mỹ Latinh 5,58 tỷ USD. Brazil, Argentina, Mexico và Chile là những đối tác thương mại có kim ngạch song phương đạt trên 1 tỷ USD.
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, mặc dù kết quả trao đổi thương mại Việt Nam-Mỹ Latinh đã tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng mà hai bên có được. Đặc biệt là hợp tác đầu tư vẫn chưa tương xứng với nhu cầu, năng lực mà Việt Nam và các nước Mỹ Latinh đang có.
Bà Võ Hồng Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, Bộ Công Thương cũng cho rằng, kết quả hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Mỹ Latinh còn quá nhỏ so với tiềm năng. Trong khi quy mô thương mại của khu vực Mỹ Latinh đã đạt trên 2.000 tỷ USD/năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực này mới đạt gần 8 tỷ USD.
Về đầu tư, Việt Nam đã có một số dự án đầu tư với số vốn lên tới hàng trăm triệu USD như thăm dò và khai thác dầu khí tại Peru, phát triển mạng viễn thông tại Haiti và Peru, sản xuất mì ăn liền ở Brazil… Ngược lại đầu tư từ các nước Mỹ Latinh vào Việt Nam còn khá hạn chế.
Các chuyên gia cho rằng, trở ngại lớn nhất cho hoạt động hợp tác giữa Việt Nam-Mỹ Latinh là khoảng cách về địa lý quá xa dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa lớn, khó cạnh tranh.
Thêm vào đó, cả Việt Nam và Mỹ Latinh đều thiếu thông tin về thị trường, nhu cầu của đối tác cũng như những ảnh hưởng của việc bảo hộ mậu dịch ở một số quốc gia Mỹ Latinh còn phổ biến.
Mặc dù vậy, việc mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Mỹ Latinh được xem là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam có thể đa dạng hóa thị trường, giảm tải cho các thị trường truyền thống từ đó giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường thế giới không ngừng biến động.
Mục tiêu của Việt Nam là đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Mỹ Latinh lên mức 15-18 tỷ USD và thu hút đầu tư từ Mỹ Latinh đạt 3 tỷ USD vào năm 2021.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hóa chất Long Long - hiện đang đầu tư tại thị trường Mỹ La tinh, chia sẻ ưu điểm của thị trường Mỹ Latinh là quy mô lớn với hơn 650 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người cao ở mức từ 15.000 -16.000 USD/người/năm.
Vì vậy nhu cầu tiêu dùng của khu vực này khá lớn; trong đó nhiều mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như gạo, giày dép, dệt may, thủy sản, đồ gỗ, máy tính…
Mặt khác, Mỹ Latinh cũng là nguồn cung cấp nguyên-nhiên liệu quan trọng phục vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Jaime Chomali, Đại sứ Chile tại Việt Nam, chia sẻ Chile là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, hiện nay nhiều sản phẩm của Việt Nam đã có mặt tại thị trường này và được người dân Chile yêu thích.
Theo ông Jaime Chomali, Việt Nam có thế mạnh trong các sản phẩm như cá tra, giày da, trà, càphê. Ngoài việc đẩy mạnh đầu tư, xuất khẩu các mặt hàng này vào Chile, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể thông qua Chile để tiếp cận sâu hơn vào thị trường Mỹ Latinh.
Ngược lại, các doanh nghiệp Chile cũng mong muốn được thông tin nhiều hơn về các cơ hội đầu tư, kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Ông Augusto Morelli Salgado, Đại sứ Peru tại Việt Nam, nhận định quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Peru còn khá mới mẻ, do đó kim ngạch trao đổi thương mại song phương còn khá khiêm tốn, chỉ ở mức 600 triệu USD/năm.
Tuy nhiên tiềm năng hợp tác giữa hai nước là rất lớn do có những lợi thế bổ sung cho nhau. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều biến động, hợp tác là giải pháp để các quốc gia cùng nhau phát triển.
Do đó trong thời gian tới, các bên cần tăng cường chia sẻ thông tin nhằm khai thông các cơ hội tiếp cận thị trường cũng như hợp tác kinh doanh, qua đó tạo bước đột phá cho quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại nói chung giữa Việt Nam và Mỹ Latinh.
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho rằng Mỹ Latinh là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động và ổn định cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Do đó, khu vực này đang là thị trường hấp dẫn đối với cả thế giới; trong đó có Việt Nam.
Thêm vào đó, Mỹ Latinh đang là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ hai thế giới chỉ sau châu Á. Những năm gần đây thị trường Mỹ Latinh đang dần trở thành đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam với mức tăng trưởng khoảng 20%/năm.
Nếu như những năm 1990 buôn bán giữa Việt Nam và khu vực này ở mức vài chục triệu USD, đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với tất cả 33 quốc gia trong khu vực với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2017 đạt 13,49 tỷ USD.
Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 7,91 tỷ USD và nhập khẩu từ Mỹ Latinh 5,58 tỷ USD. Brazil, Argentina, Mexico và Chile là những đối tác thương mại có kim ngạch song phương đạt trên 1 tỷ USD.
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, mặc dù kết quả trao đổi thương mại Việt Nam-Mỹ Latinh đã tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng mà hai bên có được. Đặc biệt là hợp tác đầu tư vẫn chưa tương xứng với nhu cầu, năng lực mà Việt Nam và các nước Mỹ Latinh đang có.
Bà Võ Hồng Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, Bộ Công Thương cũng cho rằng, kết quả hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Mỹ Latinh còn quá nhỏ so với tiềm năng. Trong khi quy mô thương mại của khu vực Mỹ Latinh đã đạt trên 2.000 tỷ USD/năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực này mới đạt gần 8 tỷ USD.
Về đầu tư, Việt Nam đã có một số dự án đầu tư với số vốn lên tới hàng trăm triệu USD như thăm dò và khai thác dầu khí tại Peru, phát triển mạng viễn thông tại Haiti và Peru, sản xuất mì ăn liền ở Brazil… Ngược lại đầu tư từ các nước Mỹ Latinh vào Việt Nam còn khá hạn chế.
Các chuyên gia cho rằng, trở ngại lớn nhất cho hoạt động hợp tác giữa Việt Nam-Mỹ Latinh là khoảng cách về địa lý quá xa dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa lớn, khó cạnh tranh.
Thêm vào đó, cả Việt Nam và Mỹ Latinh đều thiếu thông tin về thị trường, nhu cầu của đối tác cũng như những ảnh hưởng của việc bảo hộ mậu dịch ở một số quốc gia Mỹ Latinh còn phổ biến.
Mặc dù vậy, việc mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Mỹ Latinh được xem là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam có thể đa dạng hóa thị trường, giảm tải cho các thị trường truyền thống từ đó giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường thế giới không ngừng biến động.
Mục tiêu của Việt Nam là đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Mỹ Latinh lên mức 15-18 tỷ USD và thu hút đầu tư từ Mỹ Latinh đạt 3 tỷ USD vào năm 2021.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hóa chất Long Long - hiện đang đầu tư tại thị trường Mỹ La tinh, chia sẻ ưu điểm của thị trường Mỹ Latinh là quy mô lớn với hơn 650 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người cao ở mức từ 15.000 -16.000 USD/người/năm.
Vì vậy nhu cầu tiêu dùng của khu vực này khá lớn; trong đó nhiều mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như gạo, giày dép, dệt may, thủy sản, đồ gỗ, máy tính…
Mặt khác, Mỹ Latinh cũng là nguồn cung cấp nguyên-nhiên liệu quan trọng phục vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Jaime Chomali, Đại sứ Chile tại Việt Nam, chia sẻ Chile là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, hiện nay nhiều sản phẩm của Việt Nam đã có mặt tại thị trường này và được người dân Chile yêu thích.
Theo ông Jaime Chomali, Việt Nam có thế mạnh trong các sản phẩm như cá tra, giày da, trà, càphê. Ngoài việc đẩy mạnh đầu tư, xuất khẩu các mặt hàng này vào Chile, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể thông qua Chile để tiếp cận sâu hơn vào thị trường Mỹ Latinh.
Ngược lại, các doanh nghiệp Chile cũng mong muốn được thông tin nhiều hơn về các cơ hội đầu tư, kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Ông Augusto Morelli Salgado, Đại sứ Peru tại Việt Nam, nhận định quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Peru còn khá mới mẻ, do đó kim ngạch trao đổi thương mại song phương còn khá khiêm tốn, chỉ ở mức 600 triệu USD/năm.
Tuy nhiên tiềm năng hợp tác giữa hai nước là rất lớn do có những lợi thế bổ sung cho nhau. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều biến động, hợp tác là giải pháp để các quốc gia cùng nhau phát triển.
Do đó trong thời gian tới, các bên cần tăng cường chia sẻ thông tin nhằm khai thông các cơ hội tiếp cận thị trường cũng như hợp tác kinh doanh, qua đó tạo bước đột phá cho quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại nói chung giữa Việt Nam và Mỹ Latinh.