Đề xuất không khả thi

Trong những năm qua, thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp BĐS đứng trước nguy cơ phá sản. Trong bối cảnh đó, Bộ Xây dựng lại liên tục đưa ra những đề xuất gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp. Điều đáng nói, một số phương án không khả thi, khiến dư luận bất bình.

Trong những năm qua, thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp BĐS đứng trước nguy cơ phá sản. Trong bối cảnh đó, Bộ Xây dựng lại liên tục đưa ra những đề xuất gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp. Điều đáng nói, một số phương án không khả thi, khiến dư luận bất bình.

Còn nhớ cách nay gần 2 năm, Bộ Xây dựng có công văn yêu cầu các địa phương rà soát, không cho phép sử dụng các chung cư làm văn phòng. Theo lý lẽ của Bộ Xây dựng, chung cư là nơi cộng đồng dân cư sinh sống, do đó không chấp nhận có hoạt động kinh doanh hay thương mại xen vào. Với lại chung cư là nơi ở của người dân, nên phải sử dụng đúng công năng của nó.

Đó là quan điểm đúng và hợp lòng dân, nhưng lại không có biện pháp quản lý, chế tài cụ thể nên không mang lại hiệu quả. Khảo sát thực tế tại TPHCM - nơi có nhiều chung cư nhất nước, có thể thấy việc sử dụng căn hộ chung cư làm văn phòng vẫn rất phổ biến. Như vậy “lệnh cấm” của Bộ Xây dựng chẳng mang lại hiệu quả gì, chẳng được các địa phương hưởng ứng.

Mới đây cũng chính Bộ Xây dựng lại trình dự thảo theo hướng… cho phép sử dụng chung cư làm văn phòng giao dịch có điều kiện. Theo đó, các văn phòng giao dịch đặt tại căn hộ chung cư phải đảm bảo về diện tích, được sự đồng thuận của đa số hộ dân trong khu vực đó, đảm bảo điều kiện về PCCC…

Nếu xem đây là cách điều chỉnh một quy định không khả thi, có thể hoan nghênh, nhưng thực ra phương án này lại trở thành một “lá bùa” để việc sử dụng chung cư sai công năng được hợp thức hóa. Điều này bộc lộ rõ sự lúng túng của Bộ Xây dựng trong việc quản lý chung cư.

Đầu năm nay, Bộ Xây dựng làm mọi người sửng sốt khi đề xuất việc chỉ cho sở hữu chung cư có thời hạn. Vấn đề này được đưa ra không dựa trên một căn cứ pháp lý và thực tiễn tại Việt Nam, chỉ từ ý định chủ quan để thuận tiện cho việc quy hoạch chỉnh trang đô thị trong 50-70 năm tới. Dư luận tỏ ra không đồng tình và từ đó đến nay vấn đề này đã không được nhắc đến.

Gần đây Bộ Xây dựng lại bàn về việc đánh thuế nặng đối với những biệt thự bỏ hoang. Đang có tình trạng nhiều biệt thự được đầu cơ để bán lại kiếm lời nhưng rồi không bán được khi thị trường đóng băng, biến thành biệt thư bỏ hoang. Điều này làm dư luận bức xúc, tuy nhiên cách giải quyết phải trong khuôn khổ pháp luật chứ không thể chỉ bằng ý muốn chủ quan của ngành quản lý.

Luật sư Phan Đăng Thanh phân tích: Theo quy định pháp luật nước ta, đất là sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, do đó có thể xử lý đối với những trường hợp đầu cơ đất rồi bỏ hoang. Còn nhà ở thuộc quyền sở hữu của công dân, chủ sở hữu có 3 quyền căn bản là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Do vậy không thể dùng biện pháp cưỡng bức buộc người chủ sở hữu biệt thự phải khai thác, sử dụng và không được bỏ hoang.

Thị trường BĐS vốn có quy luật riêng của nó, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để hướng theo ý chí chủ quan của mình. Như vậy chỉ làm rối thêm thị trường và gây khó khăn cho doanh nghiệp BĐS. Và thực tế đã chứng minh những “mệnh lệnh” không đúng với quy luật đã bị đào thải.

Các tin khác