ĐHCĐ: Tạo niềm tin cổ đông với doanh nghiệp

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa tổ chức Hội thảo “Tổ chức đại hội cổ đông hiệu quả” trong khuôn khổ Tuần lễ Quản trị công ty (QTCT) lần thứ nhất. Những bất cập trong việc tổ chức ĐHCĐ và khuyến nghị với các doanh nghiệp một lần nữa được đưa ra khi mùa ĐHCĐ đang đến gần. Ngày mai (23-1), một hội thảo tương tự sẽ diễn ra tại TPHCM.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa tổ chức Hội thảo “Tổ chức đại hội cổ đông hiệu quả” trong khuôn khổ Tuần lễ Quản trị công ty (QTCT) lần thứ nhất. Những bất cập trong việc tổ chức ĐHCĐ và khuyến nghị với các doanh nghiệp một lần nữa được đưa ra khi mùa ĐHCĐ đang đến gần. Ngày mai (23-1), một hội thảo tương tự sẽ diễn ra tại TPHCM.

Chưa coi trọng ĐHCĐ

Theo bà Nguyễn Thị Phương Chi, Giám đốc tư vấn quản trị doanh nghiệp CTCK FPT (FPTS), kết quả khảo sát ĐHCĐ thường niên 2014 được FPTS tiến hành với 354 doanh nghiệp niêm yết trên HNX và 270 trên HOSE, cho thấy số doanh nghiệp gửi thư mời họp lần lượt là 175 và 146; chương trình họp, tài liệu được sử dụng tương ứng 196 và 164; doanh nghiệp phải tổ chức ĐHCĐ lần 2 trên mỗi sở là 7 và 7; tổ chức lần 3 là 5 và 2…

Theo thống kê ĐHCĐ thường niên năm 2014, chỉ có 29% lựa chọn cụ thể 1 đơn vị kiểm toán, 46% và 45,8% thông qua chi tiết thù lao của từng cá nhân HĐQT và ban kiểm soát… Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng QTCT, bảo vệ quyền lợi cổ đông nhỏ, ĐHCĐ nên lựa chọn 1 đơn vị kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm thay vì ủy quyền cho HĐQT, cũng như nên thông qua chi tiết thù lao của từng cá nhân thành viên HĐQT và ban kiểm soát.

Vũ Thị Thúy Ngà,
Giám đốc Phòng quản lý niêm yết (HNX)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế khi tổ chức ĐHCĐ như không tổ chức thành công lần đầu phải làm lại lần 2, 3; không đủ tỷ lệ biểu quyết thông qua các vấn đề trong chương trình nghị sự; cách thức biểu quyết chưa chặt chẽ khi biểu quyết bằng giơ phiếu nhưng không có bằng chứng lưu lại; không quan tâm mời cổ đông nhỏ lẻ tham dự…

Những bất cập này xuất phát từ việc thời gian chốt danh sách với thời điểm họp ĐHCĐ cách xa nên nhiều cổ đông không còn nắm giữ CP; chi phí đi lại của cổ đông nhỏ lớn do họp ở xa; số lượng cổ đông hàng ngàn, chục ngàn người…

Thực tế tại nhiều nước, có những NĐT muốn nắm giữ CP trước khi ĐHCĐ (dù không nhiều), để được tham dự, đóng góp ý kiến. Trong khi đó, ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp không coi trọng cổ đông nhỏ, hay than phiền về việc không đủ tỷ lệ tham dự. Nguyên nhân là do cách thức tổ chức.

“Doanh nghiệp nên coi ĐHCĐ là cơ hội tốt để làm tốt mối quan hệ với NĐT, tạo niềm tin với doanh nghiệp. Còn cổ đông cũng nên tham dự, đóng góp ý kiến cho doanh nghiệp phát triển thay vì chỉ tập trung vào chất vấn” - bà Chi nói. Một vấn đề khác được đại diện FPTS khuyến cáo cần có sự thay đổi là phần trao đổi giữa lãnh đạo doanh nghiệp với cổ đông. Nhiều doanh nghiệp coi nội dung này không quan trọng, dành ít thời gian, trong khi đây lại cơ hội để tạo dựng niềm tin vào doanh nghiệp để từ đó họ có quyết định tiếp tục đầu tư vào hay không.

Cổ đông nhỏ cần liên kết lại

Ông Bùi Hoàng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý phát hành (UBCKNN), cho biết Luật Doanh nghiệp 2014 đã đạt được bước tiến đáng kể khi đã giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc của Luật Doanh nghiệp 2005. Với luật mới, doanh nghiệp có quyền lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần theo mô hình có ban kiểm soát hoặc không có ban kiểm soát; điều kiện tiến hành ĐHCĐ giảm từ 65% tỷ lệ dự họp xuống còn 51%; tỷ lệ thông qua nghị quyết ĐHCĐ cũng giảm từ 75% xuống 65% và 51% đối với hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, mở rộng cách thức lấy ý kiến bằng văn bản sang hình thức gửi fax, thư điện tử; cho phép thực hiện bầu dồn phiếu theo quy định của công ty...

Đặc biệt, luật quy định hình thức tham dự và biểu quyết tại cuộc họp ĐHCĐ thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác. Việc áp dụng phương thức này phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo thuận lợi đối với những doanh nghiệp có nhiều cổ đông.

Tuy nhiên, theo ông Hải vấn đề giảm tỷ lệ dự họp, biểu quyết xuống còn 51%, có thể sẽ giảm quyền lợi của cổ đông nhỏ, nhưng áp dụng ở Việt Nam là hợp lý vì tỷ lệ cổ đông nhỏ tham gia ĐHCĐ không cao, quy định này sẽ giảm chi phí tổ chức cho doanh nghiệp (phải tổ chức lại vì không đủ tỷ lệ 65% như trước kia), khắc phục được tình trạng bế tắc khi mà một nhóm cổ đông chiếm tỷ lệ 25% liên kết với nhau để phủ quyết các nghị quyết đưa ra tại đại hội như thực tế đã từng xảy ra.

Một chuyên gia bình luận, trừ một số trường hợp như hủy niêm yết (quyết định của ĐHCĐ có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn chấp thuận hủy bỏ niêm yết), với việc giảm tỷ lệ tổ chức ĐHCĐ và biểu quyết sẽ làm vai trò của cổ đông nhỏ ngày càng “lu mờ”. Do vậy, để có tiếng nói trong khi đại hội, cổ đông nhỏ cần có sự liên kết để bảo vệ mình.

Biểu quyết tại một ĐHCĐ năm 2014 (ảnh chỉ mang tính chất minh họa).

Biểu  quyết tại một ĐHCĐ năm 2014 (ảnh chỉ mang tính chất minh họa).

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, với việc giảm tỷ lệ tổ chức ĐHCĐ còn 51%, thì chỉ cần khoảng 26% số CP có quyền biểu quyết trong lần ĐHCĐ thứ nhất (51% của 51% số phiếu có quyền biểu quyết tham dự cuộc họp) và gần 17% trong lần ĐHCĐ thứ hai (tức 51% của 33% số phiếu) là đủ để thông qua các vấn đề trong nghị quyết ĐHCĐ.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn  Vũ Quang Trung, Phó Tổng giám đốc HNX, tỷ lệ đó chỉ theo lý thuyết, ở các nước cũng như ở Việt Nam, với những công ty số lượng cổ đông trải rộng việc có đủ khả năng nắm 26% vốn điều lệ của một doanh nghiệp là không đơn giản.

Các tin khác