Điều chỉnh chiến lược để phát triển

Tên của bạn (*)

(ĐTTC) - Ngày 5-8, Hội nghị Vietnam CEO Summit 2014 đã được tổ chức tại TPHCM với chủ đề “Tái định hình các ưu tiên chiến lược của DN lớn Việt Nam trong giai đoạn chuyển tiếp 2014-2016”.  


Chia sẻ tại hội nghị, TS. Vũ Minh Khương, Trường Đại học Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng triển vọng kinh tế là đáng khích lệ nhưng còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng.

Theo đó, tăng trưởng sẽ cao hơn, lạm phát thấp và ổn định tế vĩ mô được tăng cường, phát huy lợi thế về chi phí lao động thấp, nhanh chóng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Nếu kịch bản này diễn ra , Việt Nam có thể đạt được tăng trưởng GDP ở mức 8% hoặc cao hơn nếu có cải cách đột phá.

Trước tình hình đó, theo TS. Vũ Minh Khương, các công ty cần điều chỉnh lại chiến lược để tận dụng tối đa những lợi thế đất nước, thích ứng mạnh mẽ với các thay đổi nhanh chóng trong bức tranh kinh tế trong nước và khu vực. Có 3 con đường dẫn đến tăng trưởng của DN Việt, đó là thông qua kiến tạo giá trị mới, qua tăng năng suất hay với năng lực cốt cõi được tăng cường.

Ông David Hovenden, Giám đốc PwC Strategy và Khu vực Đông Nam Á nhận định các ngân hàng Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn, như tăng trưởng tài sản và thu nhập cao, hiệu quả và khả năng sinh lời tốt… Tuy nhiên, ngân hàng cũng đang đối mặt với khá nhiều thách thức, như quy định có liên quan phức tạp, hệ thống tài chính bất ổn và kém hiệu quả, thiếu nhân tài, thêm vào đó là thách thức về chiến lược.

“Để thành công, các ngân hàng Việt nam cần sẵn sàng chuyển đổi nhưng phải biết tận dụng sức mạnh của sự gắn kết giữa cách thức tham gia cuộc chơi, hệ thống năng lực, sự phù hợp về sản phẩm và dịch vụ” – ông David Hovenden, gợi ý.

Theo bà Nicola Connolly, nguồn nhân tài hiện nay đang có dấu hiệu khan hiếm dần. Do đó, để giữ chân nhân tài, các DN nên cân nhắc trả lương theo mức thị trường hoặc cao hơn; có các khoản tiền thưởng và kế hoạch chia lợi nhuận hấp dẫn; thể hiện mạnh mẽ tinh thần lãnh đạo và luôn luôn tiếp diễn như vậy; được nhìn nhận là nhà tuyển dụng yêu thích; nhân sự marketing cần làm việc chặt chẽ với nhau về chiến lược đối ngoại và định vị DN; nhân sự phải ra chiến lược – luôn suy nghĩ trước các kế hoạch.

Theo TS. Huỳnh Thế Du, Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, kinh nghiệm phát triển kinh tế ở Việt Nam cho thấy khi nào Nhà nước đóng vai trò chính tham gia nền kinh tế, lúc đó nền kinh tế Việt Nam gặp trục trặc, còn khi Nhà nước đóng vai trò thụ động nền kinh tế có sự tăng trưởng sôi động rõ ràng.

Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước nên giữ vai trò kiến tạo phát triển, thiết kế cuộc chơi bằng cách tạo ra hành lang pháp lý ổn định, thể chế cởi mở, đồng thời giảm bớt sự can thiệp sâu vào nền kinh tế.

Các tin khác