Cụ thể, qua quá trình thăm khám, đo thị lực cũng như tiến hành các chẩn đoán cận lâm sàng, cả 2 bệnh nhân nữ đều được xác định cận bẩm sinh nặng, cần được sớm điều trị để tránh tình trạng dẫn đến nhược thị sau này.
Trong đó, bệnh nhân L.T.T. Q., (37 tuổi) có độ cận nặng lên đến 16 Diop; còn bệnh nhân L.T.T.M. (23 tuổi) cũng cận nặng 14 Diop. Cả hai dì cháu đều gặp khó khăn trong khả năng nhận dạng vật thể, tầm nhìn ngắn, ảnh mờ và khó khăn trong sinh hoạt sống hàng ngày.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Kết, Phó Chủ tịch hội đồng chuyên môn Tập đoàn Y khoa Sài Gòn, Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ) trực tiếp điều trị cho chẩn đoán: “Bệnh nhân có mức độ cận thị nặng, bẩm sinh lại kèm theo giác mạc mỏng nên phương pháp điều trị phù hợp nhất là phương pháp Phakic ICL (đặt kính nội nhãn), một trong những phương pháp tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được đặt một thấu kính vào bên trong mắt để điều trị cận mà các chỉ số của thấu kính được sản xuất riêng, phù hợp cho từng bệnh nhân và không thay thế cho ai khác được. Đặc biệt, với việc đặt thấu kính này, bệnh nhân không bị ảnh hưởng tới sự bào mòn giác mạc và nhất là không tái cận”.
Sau khi điều trị tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ, cả 2 bệnh nhân đã nhanh chóng phục hồi thị lực và cảm thấy rất phấn khích vì có thể nhìn rõ hơn, giảm sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.