DN da giày ký nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn

Theo Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam, tính đến thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có những đơn hàng xuất khẩu ổn định nhờ được lợi từ việc Việt Nam ký nhiều hiệp định thương mại tự do và đang chuẩn bị cho mùa sản xuất mới. Một số doanh nghiệp đã ký kết được những đơn hàng xuất khẩu với số lượng lớn, hàng triệu USD và đủ để sản xuất đến hết quý 1-2016.
 

Bộ Công Thương cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2015, sản lượng giày dép da ước đạt 241,9 triệu đôi, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại ước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam, tính đến thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có những đơn hàng xuất khẩu ổn định nhờ được lợi từ việc Việt Nam ký nhiều hiệp định thương mại tự do và đang chuẩn bị cho mùa sản xuất mới. Một số doanh nghiệp đã ký kết được những đơn hàng xuất khẩu với số lượng lớn, hàng triệu USD và đủ để sản xuất đến hết quý 1-2016.

Do vậy, mục tiêu kế hoạch sản lượng giày dép da đạt 280,2 triệu đôi, xuất khẩu đạt 14 -15 tỷ USD cả năm 2015 là khả quan. Dự kiến, năm 2016 ngành da giày đặt mục tiêu sản xuất giày dép các loại đạt 314 triệu đôi, kim ngạch xuất khẩu đạt 16 - 17 tỷ USD, phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 60% - 65%.

Bộ Công Thương cũng đưa ra khuyến cáo đối với các doanh nghiệp ngành da giày, bên cạnh chú trọng xuất khẩu, cần hướng tới thị trường nội địa nhiều hơn.

Đặc biệt, mẫu mã phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và hệ thống phân phối của các doanh nghiệp da giày phải chuyên nghiệp, nhằm tiêu thụ sản phẩm thị trường đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, hiện nay giày dép xuất khẩu vào các thị trường như EU và Hoa Kỳ đều yêu cầu cao về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật. Do đó, các doanh nghiệp da giày Việt Nam phải tiếp tục đầu tư phát triển mạnh mẽ công nghệ, nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu.

Ngành da giày cũng cần đẩy mạnh việc liên kết giữa các doanh nghiệp phát triển chuỗi cung ứng nguyên liệu cho sản xuất để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Về quản lý nhà nước, cần đổi mới công tác thị trường và xúc tiến thương mại, tuyên truyền phổ biến các hiệp định thương mại.

Các tin khác