Hiện nay, nhiều loại xe mới, nhập khẩu vào nước ta giá chỉ vài trăm triệu đồng nên số người có xe ô tô cá nhân ngày một nhiều. Trong khi đó, hạ tầng ở các đô thị lớn không đáp ứng kịp dẫn đến tình trạng kẹt xe, tắc đường, đặc biệt việc tìm chỗ đậu cho ô tô đang là bài toán nan giải.
Tăng đột biến
TPHCM, hiện có khoảng 60 điểm ùn tắc giao thông thường xuyên trên địa bàn, gây thiệt hại khoảng 8.450 tỷ đồng mỗi năm. Khi kẹt xe, ách tắc, ngành GTVT lại vào cuộc xử lý kiểu theo đuôi, tắc đâu chữa đấy, tạo nên bức tranh giao thông đô thị nhếch nhác, lộn xộn. KTS Ngô Viết Nam Sơn |
Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng số lượng ô tô tại Việt Nam hiện nay là 16%, trong khi tốc độ phát triển hạ tầng giao thông chỉ 0,25%. Theo đề án quản lý phương tiện giao thông cho đường phố Hà Nội năm 2015, nếu xếp toàn bộ xe ô tô con và xe gắn máy trên mặt đường, số xe này chiếm khoảng 80% diện tích đường phố. Với số lượng tăng trưởng ô tô như trên con số này sẽ là 100%.
Các chuyên gia đã tính toán, mật độ mạng lưới giao thông tại đô thị lớn như TPHCM và Hà Nội chỉ chiếm 8%, trong khi nhu cầu 20-25%.
Solidiance, một công ty tư vấn chiến lược hàng đầu tại châu Á, vừa công bố nghiên cứu về thị trường ô tô dưới 9 chỗ tại Việt Nam. Theo đó, giai đoạn 2012-2016, Việt Nam là quốc gia có ngành ô tô tăng trưởng nhanh nhất khối ASEAN. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 38%.
Solidiance, một công ty tư vấn chiến lược hàng đầu tại châu Á, vừa công bố nghiên cứu về thị trường ô tô dưới 9 chỗ tại Việt Nam. Theo đó, giai đoạn 2012-2016, Việt Nam là quốc gia có ngành ô tô tăng trưởng nhanh nhất khối ASEAN. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 38%.
Nếu tính riêng thời điểm 2015-2016, Việt Nam đạt tăng trưởng 36%, trong khi Indonesia chỉ tăng nhẹ 5%, Thái Lan giảm 4% và Malaysia giảm 13%. Hầu hết lượng ô tô bán ra ở Việt Nam tập trung ở các đô thị loại 1. Trong đó TPHCM và Hà Nội chiếm 45% tổng số xe đăng ký mới hàng năm. Xét theo quy mô một quốc gia có 93 triệu dân như Việt Nam, số người sở hữu ô tô chưa thực sự tương xứng. Tỷ lệ sở hữu ô tô của Việt Nam hiện nay 16/1.000 người, Malaysia 341/1.000 người, Thái Lan 196/1.000 người và Indonesia 55/1.000 người.
Solidiance cho rằng một trong những rào cản lớn nhất để người Việt chạm tới giấc mơ “xế hộp” đó là thuế phí. Để có thể sở hữu 1 chiếc ô tô người dân phải chịu 3 loại thuế và 5 khoản phí khác nhau, đẩy giá xe lên cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.
Tăng trưởng kinh tế và môi trường thương mại hóa tự do khiến Việt Nam trở thành quốc gia có thị trường ô tô tăng trưởng nóng. Việt Nam hiện có nhóm người giàu tăng rất nhanh (thu nhập trên 1.000USD/tháng - PV), tăng 15% mỗi năm.
Tăng trưởng kinh tế và môi trường thương mại hóa tự do khiến Việt Nam trở thành quốc gia có thị trường ô tô tăng trưởng nóng. Việt Nam hiện có nhóm người giàu tăng rất nhanh (thu nhập trên 1.000USD/tháng - PV), tăng 15% mỗi năm.
Dự kiến, nhóm này sẽ tăng lên 45 triệu người vào 2025. Thu nhập nhiều hơn, người tiêu dùng sẽ lựa chọn phương án di chuyển an toàn và thoải mái hơn. Giai đoạn 2017-2020, thị trường ô tô Việt sẽ tăng trưởng 13%. Tổng lượng ô tô bán ra dự kiến chạm mức 225.000 xe vào năm 2020 - nghiên cứu của Solidiance cho biết.
Khổ như lái xe hơi trong nội thành
Khổ như lái xe hơi trong nội thành
Ai đó đã từng nói, lái ô tô ở Việt Nam còn hơn cả... đóng phim “Ma trận”. Không chỉ dày đặc về lượng phương tiện giao thông, các làn xe chồng chéo nhau không theo luật lệ. Tại TPHCM, từ hàng chục năm qua, người tham gia giao thông... bình thản đón nhận chuyện tắc đường như chuyện cơm ăn, nước uống.
Nhiều người nói vui rằng khách du lịch trong nước và nước ngoài đến thành phố hoa lệ này, không gặp tắc đường là không biết “mùi” giao thông Sài thành. Điều đó gần như đã trở thành một phần tất yếu của đời sống giao thông đô thị. Sáng đi làm, đưa con đi học: tắc đường. Chiều tan tầm về phụ huynh đón con hoặc đi chơi đó đây, dạo phố, đi mua sắm thì cũng tắc đường. Buổi tối ra ngoài đường để thay đổi không khí lại tắc đường.
Lái xe trong nội thành đã khổ, nhưng kiếm được chỗ đậu xe còn khó gấp bội. Ở thời buổi đất chật, người đông, chỗ ở còn chẳng có huống hồ đậu xe. Nếu chỉ có xe máy còn đỡ, vì ít ra nó cũng không chiếm diện tích lắm, nhưng ô tô thì lại là vấn đề khác. Không chỉ cần diện tích đậu xe, ô tô cần có đường vào ra đủ rộng.
Vì thế những người có nhà trong hẻm hoặc đường nhỏ, muốn sở hữu ô tô trước hết phải tìm được bãi đậu xe gần nhà, và chấp nhận ngày ngày đi bộ từ nhà ra bãi và ngược lại. Đó là chưa kể gia chủ phải tốn từ 1-2 triệu đồng cho một chỗ đậu xe trong bãi.
Chị Nguyễn Thị Thu Hạnh, giảng viên một trường đại học ở quận 12, TPHCM kể: “Vợ chồng thu xếp mãi cũng mua được chiếc Kia Morning để đi lại hàng ngày. Thế nhưng nhiều lúc chẳng dám lái ô tô đi ăn nhà hàng hay tụ tập với bạn bè ở khu trung tâm TP, vì rất khó tìm chỗ đậu xe, hoặc nếu gửi xe phải đi bộ một đoạn rất dài”. Việc tìm được nơi đậu xe phù hợp cũng khiến nhiều người “lao tâm, khổ tứ”.
Anh Trần Thanh Bình, nhân viên văn phòng, hiện đang sinh sống tại quận Bình Tân, chia sẻ: “Giờ làm việc của tôi là 8 giờ sáng, nhưng đều phải có mặt từ 7 giờ 30 phút để tìm chỗ đậu xe. Công ty tôi nằm trên đường Nguyễn Huệ, quận 1, đôi lúc tôi phải đậu xe ở đường Hàm Nghi hay gửi một chỗ thuận tiện, rồi lội bộ cả cây số để tới chỗ làm việc, coi như không còn thời gian cà phê với bạn bè lúc đầu giờ. Rồi khi đã tìm được chỗ đậu xe hơi, để ở đó cả ngày, có công việc gì cần di chuyển đi xe ôm, taxi, chứ lái xe đi chỉ có nước lái thẳng về nhà luôn, vì người khác chiếm chỗ ngay”.
Một thực tế là các TP lớn ở Việt Nam đang phải trả giá cho việc không có chỗ đậu ô tô, phải lấy hè đường làm nơi đậu ô tô. Nhưng tại TPHCM, coi chừng bị xử phạt ngay tức khắc. Trách nhiệm này không ai khác thuộc về các nhà quy hoạch, giao thông công chính.
Điều đáng lo ngại nhất hiện nay khiến tình trạng kẹt xe tại TPHCM ngày thêm trầm trọng, đó là cao ốc, dự án bất động sản “tấn công” các tuyến đường trung tâm TP và ngày càng lan rộng. Đơn cử, đại lộ Cộng Hòa (quận Tân Bình) luôn là nỗi ám ảnh của người tham gia giao thông, do hàng loạt chung cư, cao ốc lớn nhỏ bủa vây tuyến đường.
Theo quan sát của ĐTTC, hiện vẫn còn rất nhiều dự án lớn đang triển khai trên con đường này. Dự kiến đầu năm 2018, một số công trình đi vào hoạt động sẽ nhồi nhét thêm hàng vạn người lên con đường đã quá tải cả chục năm nay.
Phía Đông TP, tình hình cũng phức tạp không kém. Vài năm trước, kết nối trung tâm TP với hướng này là Xa lộ Hà Nội và Đại lộ Mai Chí Thọ (quận 2), đường sá rộng rãi với gần 10 làn xe. Nay 2 bên các tuyến đường quan trọng này ken dày các dự án chung cư cao cấp, vào giờ đi làm hay tan tầm, đường sá kẹt cứng, người và xe nhích từng chút một.