Độ vênh chính sách và thực thi

Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh đã triển khai được gần 2 năm, nhưng trong bảng xếp hạng Doing Business 2016 được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây, thứ hạng của Việt Nam không cải thiện nhiều, xếp thứ 90/189 nền kinh tế. Trao đổi với ĐTTC, bà NGUYỄN MINH THẢO, Phó trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), cho rằng đang có khoảng cách giữa chính sách và khâu thực thi chính sách tại các bộ, ngành và địa phương.

Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh đã triển khai được gần 2 năm, nhưng trong bảng xếp hạng Doing Business 2016 được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây, thứ hạng của Việt Nam không cải thiện nhiều, xếp thứ 90/189 nền kinh tế. Trao đổi với ĐTTC, bà NGUYỄN MINH THẢO, Phó trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), cho rằng đang có khoảng cách giữa chính sách và khâu thực thi chính sách tại các bộ, ngành và địa phương.

 

PHÓNG VIÊN: - Báo cáo Doing Business 2016 cho thấy Việt Nam chưa có nhiều cải thiện về môi trường kinh doanh. Ở góc độ của mình, bà cảm nhận sao?

Bà NGUYỄN MINH THẢO: - Trong bảng xếp hạng Doing Business 2016 của WB Việt Nam tăng được 3 bậc, nhưng xét theo các chỉ số cụ thể môi trường kinh doanh đã có sự cải cách trong 5 lĩnh vực. WB đánh rất cao sự cải thiện về chỉ số tiếp cận điện năng tại Việt Nam, tăng 22 so bảng xếp hạng năm 2015, giảm thời gian tiếp cận điện năng từ 115 giờ xuống còn 59 giờ; chỉ số giờ nộp thuế cũng cải thiện tích cực, giảm 102 giờ nộp thuế và bảo hiểm so với năm trước. Có những thay đổi về môi trường kinh doanh chưa được ghi nhận bởi báo cáo nghiên cứu của WB kết thúc vào thời điểm 31-5-2015.

Việt Nam đang đứng ở nửa cuối bảng xếp hạng cho thấy dư địa cải cách còn lớn, Nghị quyết 19 ra đời được 2 năm nhưng đến năm 2015 nhiều bộ, ngành mới thực sự vào cuộc tích cực. Một số chỉ số chưa được cải thiện nhiều, đặc biệt là chỉ số về giao dịch thương mại qua biên giới, năm nay giảm 1 bậc trên bảng xếp hạng so với năm trước. Điều này cho thấy, dù phía cơ quan hải quan đã nỗ lực cải thiện nhưng vẫn thiếu sự phối hợp của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong hoạt động thông quan hàng hóa qua cửa khẩu.

- Với một loạt cải cách Chính phủ tiến hành, theo bà, năm tới vị trí xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam liệu có sự thay đổi mạnh mẽ?

- Chưa thể khẳng định được vì chúng ta thay đổi các nước khác cũng thay đổi. Một số quốc gia trong khu vực đã tiến hành cải cách sớm hơn Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới với những quy định tiến bộ kỳ vọng sẽ mang lại những tác động tích cực tới môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Điều này sẽ góp phần cải thiện thứ hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu. Cụ thể, các chỉ số về khởi sự kinh doanh, bảo vệ nhà đầu tư sẽ có cải thiện tích cực.

Các chỉ số còn lại, để có cải thiện cần sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành và địa phương. Điều này cho thấy quá trình cải cách không dễ dàng, ngay cả khi chính sách cải cách được ban hành, hiệu quả chính sách phụ thuộc vào các cơ quan thực thi chính sách. Bởi sự đo lường của WB không căn cứ vào quá trình ban hành chính sách mà cảm nhận doanh nghiệp về hiệu quả thực thi chính sách.

- Vậy theo bà cần làm gì để cải thiện hiệu quả thực thi chính sách?

- Trên thực tế, nhiều chính sách cải cách được WB đánh giá rất tốt, tiến bộ nhưng hiệu quả thực thi chính sách lại phụ thuộc vào năng lực người thi hành chính sách. Một chính sách tốt, văn bản tốt nhưng thực thi tồi, môi trường kinh doanh vẫn chậm cải thiện, doanh nghiệp vẫn bức xúc.

Chẳng hạn, trong hoạt động nộp thuế của doanh nghiệp, với quy định hiện hành doanh nghiệp có thể kê khai, nộp thuế điện tử không phải đến cơ quan thuế để nộp thuế trực tiếp, nhưng khi lên đến cơ quan thuế có những vấn đề vướng mắc về mặt giấy tờ bị ách lại. Cuối cùng doanh nghiệp vẫn phải đến cơ quan thuế để giải quyết. Điều này làm mất đi hiệu quả của chính sách cải cách.

- Việc đánh giá hiệu quả chính sách của các bộ, ngành và WB có vênh nhau, thực trạng này xuất phát từ đâu, thưa bà?

Có những thay đổi, cải cách môi trường kinh doanh liên quan đến vấn đề công nghệ đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải được đào tạo lại để thích ứng. Mặt khác, đội ngũ cán bộ thực thi chính sách cũng cần thay đổi về cách ứng xử với doanh nghiệp. Đã đến lúc cần chuyển sang một nhà nước phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cần tăng cường sự hiểu biết quy định pháp luật, đặc biệt là các quy định cải cách mới để tránh bị làm phiền, tạo cớ cho cán bộ nhũng nhiễu.

- Các bộ, ngành đánh giá dựa trên các quy định của cơ chế chính sách mới được ban hành, trong khi báo cáo Doing Business 2016 của WB lại dựa trên cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường kinh doanh - tức hiệu quả của chính sách cải cách.

Không có quy định nào về việc doanh nghiệp phải lót tay từng này, từng kia để có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư cả, nhưng thực tế ở một vài nơi vẫn xảy ra tiêu cực như vậy. Điều này liên quan đến đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức. Thay đổi thói quen làm việc của đội ngũ công chức không thể một sớm, một chiều được, cần một quá trình để thanh lọc đội ngũ cán bộ thực thi chính sách.

Để chính sách cải cách phát huy hiệu quả trog thực tiễn cần có những chế tài đủ mạnh với sự vào cuộc của các bộ chuyên ngành, các địa phương như luân chuyển cán bộ, buộc thôi việc cán bộ để xảy ra tiêu cực.

Thí dụ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rất cần một quy chế, chế tài từ Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để hạn chế những tiêu cực. Việc hạn chế được tiêu cực sẽ làm giảm chi phí không chính thức, bớt gánh nặng cho doanh nghiệp. Chỉ khi các bộ quản lý chuyên ngành ban hành được một bộ khung chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe những chính sách cải cách mới phát huy tối đa hiệu quả, môi trường kinh doanh sẽ trở lên thông thoáng hơn.

- Xin cảm ơn bà.

Các tin khác