Doanh nghiệp đuối sức

(ĐTTCO) - Trong 2 tháng qua, cả nước đã có 28.400 doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, hoặc ngừng chờ làm thủ tục giải thể. 55% DN đang hoạt động được khảo sát cho biết: Dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh năm 2020.
Lo tình hình kinh doanh xấu đi
Ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành Tổ chức Infocus Mekong Research, chia sẻ: “Tôi đã ở Việt Nam hơn 26 năm qua, chưa bao giờ chứng kiến triển vọng về kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề như vậy, thậm chí trong giai đoạn 2010-2011 khi bong bóng bất động sản tan vỡ. Khảo sát của Infocus Mekong Research được thực hiện trên 242 chủ DN cho thấy, có 20% chủ DN khẳng định triển vọng phát triển tốt hơn, tỷ lệ DN khẳng định giữ được mức tăng trưởng tương đương năm 2019 là 25%. Còn nhận định tình hình sẽ tệ hơn chiếm đa số với hơn 55% DN. 
Nguyên nhân được đề cập nhiều là do nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc bị giảm sút, chi phí cao hơn so với trước. Tại Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang, nguyên liệu chỉ còn đủ duy trì sản xuất đến hết quý 1. Trước diễn biến dịch bệnh kéo dài, đơn vị này đã chuẩn bị phương án dự phòng, tìm nguồn nguyên liệu thay thế từ nhiều thị trường khác. Tuy nhiên, giá nguyên liệu tăng 5%-10%, có nơi lên đến 20%, sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm cũng như kế hoạch sản xuất.
Doanh nghiệp đuối sức ảnh 1 Ngành dược phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu
Ảnh: CAO THĂNG
Trên thực tế, đồng loạt một số ngành công nghiệp như khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên, sản xuất xe có động cơ, sản xuất thiết bị điện, đồ uống, trang phục… có chỉ số sản xuất giảm 0,9%-8,6%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tuy không ở mức giảm, nhưng chỉ có mức tăng thấp so với cùng kỳ năm trước. Duy chỉ có một số sản phẩm còn duy trì được đà tăng trưởng cao là sản xuất linh kiện điện thoại, thép thanh, thép góc, điện thoại di động, tăng 25,5%-28,9%. 
2 tháng qua, sở dĩ các DN trong nhiều lĩnh vực vẫn giữ được đà tăng trưởng là do nguyên liệu sản xuất nhập khẩu từ cuối năm 2019 vẫn còn tồn kho. Từ tháng 3, việc duy trì đà tăng trưởng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do nguồn nguyên liệu sản xuất cạn kiệt và nguồn nguyên liệu thay thế còn nhiều hạn chế. Hoạt động giao thương giữa nhiều quốc gia cũng sẽ bị chậm, thậm chí gián đoạn do lệnh phong tỏa được mở rộng để phòng ngừa lây lan dịch bệnh. 
Đẩy nhanh giải pháp hỗ trợ đến DN
Tuy nhiên, không phải ngành nghề nào cũng chịu ảnh hưởng như nhau. Du lịch, khách sạn, bán lẻ, kinh doanh ăn uống và sản xuất, hậu cần là những ngành hiện đang thiệt hại lớn nhất. Nhiều điểm hoạt động vui chơi, các chuỗi cửa hàng bán lẻ, ăn uống… đã đóng cửa, thu hẹp kinh doanh để giảm áp lực chi phí thuê mặt bằng. Kết quả khảo sát của Infocus Mekong Research cũng cho thấy, hiệu quả hoạt động đã giảm 20%-50%, tùy theo khu vực kinh tế và địa lý. Mức doanh thu đã giảm 13,48% so với cùng kỳ năm 2019.
Giải pháp nào giúp cộng đồng DN vượt qua khó khăn hiện nay? Bộ Công thương đã cùng DN xúc tiến tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu tại nhiều thị trường. Các bộ ngành đang phối hợp tháo gỡ nhanh những nút thắt trong hoạt động vận chuyển hàng hóa, kết nối giao thương, thanh toán điện tử, kiểm tra chuyên ngành, thủ tục thông quan...
Các tổ chức tín dụng đã đẩy nhanh hoạt động giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất vay cho DN. Chính phủ cũng có động thái mạnh khi ban hành 7 giải pháp hỗ trợ DN. Phải kể đến là gói tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng để hỗ trợ DN bị ảnh hưởng dịch bệnh cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... Chính phủ cũng yêu cầu các đơn vị liên quan chưa thực hiện điều chỉnh tăng giá trong quý 1 và quý 2 đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất của DN do Nhà nước định giá. Để chia sẻ khó khăn chung, nhiều hệ thống bán lẻ đã giảm chi phí thuê quầy kệ, mặt bằng cho DN...
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những nỗ lực từ nhiều phía sẽ phần nào giảm gánh nặng khó khăn cho DN. Tuy nhiên, vấn đề cần nhất hiện nay vẫn là kiểm soát nguồn nguyên liệu sản xuất được tại nội địa. Theo đó, thực hiện ưu tiên nguồn nguyên liệu sản xuất cho DN trong nước thay cho tập trung xuất khẩu. Riêng các DN sản xuất, ngoài những nỗ lực đẩy nhanh xuất khẩu, đây cũng là thời cơ phát triển thị phần nội địa. Chỉ cần duy trì ổn định sản xuất vượt qua giai đoạn khó khăn này, các DN sẽ có đà tăng trưởng mạnh ngay khi dịch bệnh được ngăn chặn.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Thủ tướng lập 8 tổ công tác tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng và giải ngân đầu tư công

Thủ tướng lập 8 tổ công tác gỡ vướng đầu tư công

(ĐTTCO)-Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập các tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, xây dựng hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Gắn biển 2 công trình trạm biến áp 110kV tại ĐBSCL

Gắn biển 2 công trình trạm biến áp 110kV tại ĐBSCL

(ĐTTCO) - Ngày 17-7, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức lễ gắn biển Công trình trạm biến áp (TBA) 110kV Cái Răng và đường dây đấu nối (TP Cần Thơ) và Công trình TBA 110kV Thanh Bình và đường dây đấu nối (Đồng Tháp).

Tín dụng tiếp sức cho tăng trưởng

Tín dụng tiếp sức cho tăng trưởng

(ĐTTCO) - Với 1,6 triệu tỷ đồng vốn được bơm thêm trong 6 tháng qua, ngành ngân hàng đang cho thấy vai trò là “dòng máu” chủ lực, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh lan tỏa trên diện rộng.

Tam giác thể chế cho kinh tế số

Tam giác thể chế cho kinh tế số

(ĐTTCO) - Theo GS. TRẦN THỌ ĐẠT, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân, Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Dữ liệu là ba trụ cột thể chế cho chuyển đổi số. 

TPHCM đẩy mạnh hợp tác tài chính với Kazakhstan

TPHCM đẩy mạnh hợp tác tài chính với Kazakhstan

(ĐTTCO) - Sự kiện là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác không ngừng được mở rộng giữa TPHCM với AIFC nói riêng và Kazakhstan nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. 

Sân bay quốc tế Vân Đồn do nhà đầu tư tư nhân xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh - Ảnh: Tuổi Trẻ

Kinh tế tư nhân, trọng trách quốc gia

(ĐTTCO) - Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Sức mua yếu, ô tô tồn kho tăng mạnh

Sức mua yếu, ô tô tồn kho tăng mạnh

(ĐTTCO) - Nguồn cung ô tô trong nước dư thừa khi sản lượng xe lắp ráp và nhập khẩu tăng mạnh, nhưng sức mua lại sụt giảm mạnh, khiến lĩnh vực kinh doanh này hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Vượt khó do chính mình tạo ra để vươn mình

Vượt khó do chính mình tạo ra để vươn mình

(ĐTTCO) - Theo PGS.TS TRẦN ĐÌNH THIÊN, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chúng ta đang trong bối cảnh lịch sử với những thách thức và vận hội đan xen, nhưng cũng có thể xem đây là thời điểm quan trọng cần phải vượt qua để “lột xác”.

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

(ĐTTCO) - Hợp nhất TPHCM với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu thành không gian phát triển thống nhất, với quy hoạch, đầu tư và lợi ích được điều phối chung trên nền tảng pháp lý đủ mạnh để dẫn dắt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.