- Vốn trái phiếu chính phủ nằm “bất động” ở nhà băng: Trong một báo cáo gần đây, nhóm nghiên cứu Ban Kinh tế Trung ương có nhắc đến tình hình giải ngân đầu tư công từ trái phiếu chính phủ (TPCP) trong năm 2021 với những thông tin kém khả quan. Vốn TPCP đã huy động được đang nằm “bất động” tại các nhà băng, trong khi nền kinh tế và doanh nghiệp đang trông chờ được trợ sức từ chính sách tài khóa nhưng kênh tài khóa lại có sự hạn chế ngân sách. Với mức lãi suất vừa qua, TPCP là nguồn vốn giá rẻ Việt Nam có thể huy động được có thể dùng để phục hồi kinh tế, nhưng dường như lợi thế này đang bị bỏ qua.
- Những chính sách không đồng điệu giữa các NHTW: Với biến thể mới của Covid-19 và nguy cơ lạm phát, một số Ngân hàng Trung ương (NHTW) lớn trên thế giới đã có những phản ứng quan trọng không đồng điệu với nhau. Trong khi NHTW Mỹ (Fed) dự tính tăng lãi suất 3 đợt trong năm 2022, NHTW Anh (BoE) tăng lập tức từ 0,1% lên 0,25%, thì NHTW châu Âu (ECB) vẫn kiên định lập trường tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế. Điều này cho thấy, các nền kinh tế lớn có những nhận định và ưu tiên khác nhau dựa trên trạng thái thực tế của chính mình, không bị chi phối nhiều bởi yếu tố bên ngoài. (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Thu ngân sách vượt dự toán: Có “Lệch pha” nền kinh tế trong đại dịch?: Thu ngân sách nhà nước (NSNN) tăng cao, trong khi người dân và doanh nghiệp trầm luân do dịch Covid-19, cùng với đó là cách chống dịch cực đoan ở một số địa phương gây nên những hệ lụy nặng nề cho nền kinh tế. Để hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19, Chính phủ chi khoảng 40.600 tỷ đồng, trong khi thu NS tăng khoảng 88.500 tỷ đồng, chủ yếu thu từ dân, chẳng khác nào “tay trái cho tiền nhưng tay phải thu lại gấp đôi”. Đây là điều bất thường và đáng lo ngại, là sự “lệch pha” của bức tranh kinh tế giữa đại dịch Covid-19. (TS. Bùi Trinh)
- Thu ngân sách tăng từ đất bấp bênh, thiếu bền vững: Thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 vượt dự toán năm nhưng không đủ xoa dịu sự lo lắng của chính phía cơ quan thuế, khi cơ cấu nguồn thu bấp bênh, thiếu ổn định và về lâu dài số thu NSNN thực tế đang giảm dần. Con số thu NSNN năm 2021 tăng so với dự toán chỉ về mặt danh nghĩa và kỹ thuật, còn về thực chất tổng thể thu NSNN vẫn ở mức khiêm tốn, nếu không muốn nói đang trên đà suy giảm mạnh. (Lưu Thủy)
- Bất ổn thu ngân sách “ăn theo” vật giá tăng: Thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 tăng vọt bất thường và cán đích sớm trong bối cảnh nền kinh tế đang bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19 và tăng trưởng âm không thể xem là điểm sáng, mà cho thấy sự bất ổn về nguồn thu và lo lắng khi hệ lụy của nó có thể hiện hữu trong những quý đầu năm 2022. Thu NS tăng cao bất thường chủ yếu “ăn theo” giá cả, đặc biệt thời gian qua tình trạng bán đấu giá đất đai khá phổ biến tại các địa phương, và nhiều địa phương công bố hoàn thành kế hoạch thu NS. (PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR)
- Cấm xe máy: Đúng, nhưng phải tìm lối ra: Hà Nội quyết tâm xóa sổ xe máy vào năm 2030, TPHCM cũng có những cố gắng để đi đến mục tiêu TP không xe máy “zero motocycle”. Nhưng để làm được điều đó cả 2 TP lớn nhất nước phải nỗ lực gấp hàng chục lần so với những gì đã làm được may ra mới thành công. Lối thoát tốt nhất cho giao thông các TP lớn là phát triển GTCC tiện ích. Theo đó, nếu có được các phương GTCC nhanh, sạch sẽ, an toàn, giá rẻ, phủ kín khắp TP, không cần phải vận động hay xử phạt, người dân sẽ tự nguyện bỏ xe máy để sử dụng GTCC. (PGS. Nguyễn Minh Hòa)
- Dòng kiều hối hỗ trợ lớn cho nền kinh tế: Chưa kết thúc năm nhưng tin vui đã đến khi World Bank (WB) dự báo lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2021 sẽ đạt 18,1 tỷ USD, bất chấp dịch Covid-19 vẫn đang tác động đến kinh tế toàn cầu. Nguồn ngoại tệ này ngoài mang lợi ích cho cá nhân người nhận tiền, còn hỗ trợ rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. (Thiên Minh)
- Dự trữ ngoại hối: “Tấm đệm” điều hành tỷ giá: Các năm qua, dự trữ ngoại hối (DTNH) liên tiếp đạt mức kỷ lục mới và nguồn này đang trở thành “tấm đệm” tốt để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành linh hoạt tỷ giá, ứng phó với những biến động trên thị trường trong 2 năm qua. (Đỗ Linh)
- Cổ phiếu bất động sản đang ở mức rủi ro: Sau chuỗi tăng nóng và sốc vừa qua, nhóm cổ phiếu (CP) bất động sản (BĐS) đang đứng trước áp lực điều chỉnh mạnh trên thị trường chứng khoán (TTCK). Đây cũng là thời điểm cực kỳ rủi ro với nhà đầu tư (NĐT) có ý định giải ngân vào BĐS với kỳ vọng giá CP sẽ còn tăng tính bằng lần. Hiện có rất nhiều nhóm “phím” hàng từ công khai đến bí mật để dẫn dụ những NĐT cá nhân thiếu kinh nghiệm. Nếu không tỉnh táo, NĐT dễ dàng bị rơi vào tình cảnh “mua đỉnh, bán đáy”. (Kim Giang)
- Chứng khoán không còn rẻ, nhưng dòng tiền vẫn đang chờ: Một nửa tháng 12, tháng cuối cùng của một năm tài chính đã đi qua và thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn đang phục hồi khá ấn tượng sau cú sụt giảm hơn 110 điểm đầy bất ngờ hồi đầu tháng. Thông thường tháng 12 là tháng có diễn biến tích cực về cuối bởi hội tụ nhiều yếu tố, trong đó có kỳ vọng kết quả kinh doanh sớm, các quỹ đầu tư muốn làm đẹp hơn danh mục để chia thưởng... Tuy nhiên hiện tượng lình xình những ngày cuối tuần lại cho thấy sự bối rối nhất định. Nhà đầu tư (NĐT) cảm thấy “chơi vơi” giữa một bên là đỉnh cao lịch sử 1.500 điểm và một bên là đáy 1.400 điểm chưa rõ ràng. (Nguyên Hà)
- Đất “dát vàng” Thủ Thiêm và những đại gia: Sự kiện mức trúng đấu giá một số lô đất tại khu đô thị (KĐT) Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) lên đến 2,45 tỷ đồng/m2 (hơn 40 lượng vàng/m2), không chỉ làm nhiều nhà đầu tư (NĐT) trong nước mà cả nước ngoài đặc biệt quan tâm. Nhiều NĐT ví Thủ Thiêm là đất “dát vàng” và những đại gia trúng thầu là ai? Trước đó, cũng đã có mặt các đại gia trúng đấu giá hàng loạt lô đất tại KĐT mới Thủ Thiêm.(Đỗ Trà Giang)
- Việt Nam vẫn là “công xưởng” nhiều thương hiệu toàn cầu: Thời điểm cao điểm đại dịch ở phía Nam (tháng 6, 9), thông tin nhiều thương hiệu thời trang chuyển dần sản xuất, đơn hàng ra khỏi “công xưởng lớn châu Á”, trong đó có Việt Nam, để giảm chi phí vận chuyển và tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, đã thu hút nhiều sự quan tâm. Song thực tế cho đến nay Việt Nam vẫn là “xưởng” sản xuất lớn của nhiều thương hiệu thời trang toàn cầu. (Thanh Dung)
- Giá lúa mì sẽ ổn định trong 2021-2022?: Theo các con số thống kê từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam là nước nhập khẩu lúa mì, ngô, đậu tương lớn nhất Đông Nam Á. Dự báo trong tương lai gần, Việt Nam sẽ là nhà nhập khẩu lúa mì, ngô, đậu tương lớn thứ 5 trên toàn cầu. (Phương Khánh)
- Những phát minh đáng mong đợi năm 2022 (Nhã Trúc)
- Nguyễn Huy Hiệu, vị tướng của chiến công và lòng nhân hậu: Trước mặt là con sông Sẻ, nhà ông nội tôi bên cạnh chiếc lò vôi lúc nào cũng ngùn ngụt khói, còn nhà ông nội anh Hiệu nằm phía trong, nơi có cánh đồng mỏi cánh cò bay. Khi tôi vào học cấp 3 anh Hiệu đã nhập ngũ. Năm 1970, tôi rời mái trường cấp 3 Hải Hậu lên đường tòng quân, bố tôi bảo: “Con đi cố gắng rèn luyện, học tập nhé. Như bác Hiệu, quê mình ấy”. Bác Hiệu đó nay là Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng Lực lượng vũ trang, viện sĩ, tiến sĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. (Trần Thế Tuyển)
- Đô thị hóa và nỗi ám ảnh “ngộ độc tiền”: Bộ phim “Phố trong làng” đang chiếu trên sóng VTV1 đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi của công chúng trên các diễn đàn người xem truyền hình. Bộ phim tập trung vào hình ảnh lực lượng công an xã, để từ đó cảnh tỉnh nỗi ám ảnh về “ngộ độc tiền” đang đe dọa cuộc sống vùng nông thôn hôm nay. (Gia Quan)
- Di cư: Vũ khí khó chống đỡ: Trong lịch sử, các làn sóng di cư ồ ạt nhiều lần được chính phủ các nước sử dụng như thứ vũ khí lợi hại để tấn công các quốc gia thù địch. Ngày nay, vũ khí này vẫn tiếp tục được sử dụng, đặc biệt đối với các nước phương Tây. (Vĩnh Cẩm)
- Elon Musk - “Tỷ phú không nhà” giàu nhất hành tinh: Theo tổng biên tập Tạp chí TIME Edward Felsenthal, nhân vật của năm là người tạo ra ảnh hưởng, và tỷ phú Elon Musk có ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực như biến đổi khí hậu, tiền ảo, khám phá vũ trụ hay băng thông rộng toàn cầu. Ông là ví dụ cho thấy rõ nét sự chuyển dịch trong xã hội. (Việt Huỳnh)
- Thành công nhờ bán… “những nụ cười xấu xí”: Ai cũng muốn có một hàm răng trắng, đều đặn với nụ cười xinh xắn. Nhưng “người tối cổ” Jonah White thì ngược lại, anh chuyên đi rao bán những hàm răng giả xấu xí thô kệch. Nghe tưởng chuyện đùa, nhưng anh đã rất thành công và giờ đây là triệu phú đô la nổi tiếng khắp thế giới. (Kiều Tiên)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM