- Luật Đất đai “vênh” Luật Xây dựng: Ngày 18-1-2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai 2024 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1-8. Đến nay, tuy một số luật có liên quan đã được điều chỉnh cho thống nhất với quy định trong Luật Đất đai 2024, song vẫn có những luật còn “độ vênh”, đơn cử như Luật Xây dựng, khiến nhiều địa phương lúng túng trong triển khai thực hiện.
- Cần một chiến lược khoa học và lâu dài cho cây xanh: Năm nay người dân các thành phố lớn đang chứng kiến và chịu hậu quả thảm khốc của cây xanh gãy đổ hàng loạt. Chiều 4-9, mưa kèm theo dông lốc tại TPHCM diễn ra từ 15 giờ đến 15 giờ 40 phút, đã làm gãy đổ hàng chục cây xanh trên khắp địa bàn thành phố, nhiều cây cổ thụ bật gốc đổ xuống đường, nhiều nhánh cây lớn tét nhánh đè lên nhà cửa. Trận mưa lớn kèm dông lốc này làm 1 người chết, nhiều người bị thương, hư hỏng nhiều xe hơi, xe máy, nhà cửa, tường rào, cửa hàng và làm sập đổ nhiều biển quảng cáo cỡ lớn trên các trục đường. Vì sao vậy? Có cần một giải pháp nào chống đỡ không? (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Lợi thế cho kinh tế việt nam dần lộ diện: Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,4% so với cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm 2024, chủ yếu nhờ vào các ngành sản xuất, công nghiệp và dịch vụ. Điều này cho thấy Việt Nam đang dần hòa nhập vào xu hướng kết nối chuỗi cung ứng đang diễn ra mạnh mẽ tại ASEAN. (Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, UOB)
- Đánh giá Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán: Mới đây, Bộ Tài chính (BTC) đưa ra lấy ý kiến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (CK) năm 2019. Theo đánh giá của BTC, Luật CK hiện bộc lộ nhiều bất cập. Pháp luật CK không thể liên tục chạy theo các hành vi thị trường theo cách BTC đề xuất. Như vậy có khi vừa sửa đổi nó lại nhanh chóng lạc hậu. Và việc điều chỉnh liên tục pháp luật CK sẽ khiến cho môi trường kinh doanh ngày càng bất ổn. Cuộc khủng hoảng niềm tin trên thị trường trái phiếu cách đây 2 năm ở Việt Nam, sau đó đã làm đứng hình cả kênh tín dụng ngân hàng và thị trường vốn, làm lây lan sang toàn bộ hệ thống tài chính. Vì thế việc thiết kế luật càng phải đặc biệt chú ý đến mục tiêu ổn định tài chính. (GS.TS Trần Ngọc Thơ, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia)
- Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi bảo vệ hay làm khó nhà đầu tư?: Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi vừa được Bộ Tài chính công bố có nhiều đề xuất mới nhằm bảo vệ nhà đầu tư (NĐT) trên thị trường chứng khoán (TTCK). Tuy nhiên, nhiều đề xuất của Bộ Tài chính bị đánh giá là không phù hợp, thậm chí gây khó cho NĐT và cả doanh nghiệp (DN). (Hải Hồ)
- Thị trường khách Hồi giáo tiềm năng còn bỏ ngỏ: Những ngày cuối tháng 8 vừa qua, sự kiện 4.500 khách du lịch là nhân viên của tỷ phú Ấn Độ đến Việt Nam đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Bởi đây được đánh giá là đoàn khách Ấn Độ lớn nhất đến Việt Nam. Cũng từ sự kiện này, một lần nữa vấn đề thu hút nguồn khách Ấn Độ nói chung và khách Hồi giáo nói riêng lại được nhắc đến đầy sôi nổi. (Đức Mạnh)
- Dịch vụ thân thiện với người Hồi giáo: Khi ngày càng nhiều du khách Hồi giáo tìm kiếm các điểm đến và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tôn giáo và văn hóa của họ, thì rõ ràng là các doanh nghiệp cần phải thích ứng và cung cấp các lựa chọn thân thiện với Halal. Bên cạnh các quốc gia như Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE đang dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ và điểm tham quan thân thiện với Halal, thì các thị trường và điểm đến mới như Đông Bắc Á và Đông Nam Á cũng đang thu hút sự chú ý của du khách Hồi giáo. (Trần Văn Tân Cương, Giám đốc Công ty Halal Quốc gia Việt Nam)
- Muốn đón khách Ấn phải chủ động: Nhu cầu đi du lịch nước ngoài của khách Ấn Độ đang ngày càng tăng cao, nên Việt Nam chắc chắn sẽ có sự tăng trưởng tự nhiên từ nguồn khách này. Song nếu chúng ta chủ động ưu tiên chính sách và chiến lược sẽ dành được phần ngon của miếng bánh. Ấn Độ đang ở vị trí thứ 8 những thị trường gửi khách lớn vào Việt Nam. Nhưng không lâu nữa nhóm khách này sẽ vào top 5, thậm chí có thể thay thế vị trí của khách Nhật Bản. Song hai nguồn khách chính là Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn giữ vị trí là thị trường gửi khách lớn nhất tại Việt Nam. (Đặng Mạnh Phước, Giám đốc điều hành The Outbox Company)
- Big 4 vẫn gian nan tăng vốn điều lệ: Trong báo cáo về ngành ngân hàng (NH) mới công bố, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho biết 2 NH lớn là Vietcombank và BIDV sẽ hoãn kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn trong năm nay và chuyển sang năm 2025. Vấn đề này một lần nữa dấy lên câu chuyện khó khăn trên con đường tăng vốn điều lệ (VĐL) của nhóm Big 4 (Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV), dù đây là nhóm NH đóng vai trò dẫn dắt thị trường. (Thiên Minh)
- Ngăn chặn hành vi “thổi giá” đất: Tình trạng đầu cơ đất thông qua các cuộc đấu giá không chỉ khiến giá đất “nhảy múa”, khó kiểm soát, mà còn để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng về lâu dài đối với thị trường bất động sản (BĐS) nói riêng và nền kinh tế nói chung. (Lưu Thủy)
- Tăng trưởng tín dụng ì ạch, vốn vẫn chưa vào sản xuất: Con đường tăng trưởng tín dụng (TTTD) 8 tháng đầu năm 2024 diễn biến gập ghềnh và vẫn chưa đạt được phân nửa mục tiêu định hướng 15% cho cả năm. Đồng thời, xét về cơ cấu tín dụng, cho thấy dòng vốn vẫn chưa hỗ trợ nhiều cho các ngành nghề sản xuất kinh doanh, dù đây là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. (Cát Tường)
- KBC mất dần động lực tăng giá: Do tiến độ pháp lý đối với các dự án trọng điểm bị trắc trở, HĐQT của Tổng CTCP Phát triển đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) đang bị đặt dấu hỏi về năng lực điều hành và quá khứ "lật kèo" với cổ đông. (Kim Giang)
- Số phận “lao đao” của một dự án: Mới đây, UBND TPHCM đã quyết định chấm dứt dự án Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể giải quyết, đặc biệt là việc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư (NĐT). (Bình Minh)
- Biến động lớn trên thị trường cotton quốc tế: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cotton chứng kiến sự thay đổi lớn khi Brazil dự kiến sẽ vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này. Trong khi đó, ảnh hưởng xấu từ thời tiết có thể làm cho Ấn Độ, từ quốc gia đang xuất khẩu thành nhập quốc gia nhập khẩu cotton. (Phạm Tuấn)
- Tinh nghịch cùng Google (Nhã Trúc)
- Dương Quảng Hàm: Một cuộc đời ghi dấu trong quốc văn: GS. Dương Quảng Hàm là một học giả tiêu biểu của nền văn học sử Việt Nam hiện đại. Ông hy sinh vào những ngày Thủ đô kháng chiến cuối năm 1946, nhưng đến năm 2000 mới được công nhận Liệt sĩ. Cuộc đời vỏn vẹn 48 năm của GS. Dương Quảng Hàm không chỉ để lại nhân cách và tác phẩm, mà còn tạo dựng một gia tộc trí thức nức danh. (Lê Thiếu Nhơn)
- Budapest - Hòn ngọc bên dòng Danube: Budapest - thủ đô lộng lẫy của Hungary là một trong những thiên đường du lịch xinh đẹp bậc nhất trời Âu, với nhiều vẻ đẹp cổ kính đan xen nét hiện đại. Vùng đất này thu hút du khách trong nước và ngoài nước bởi nhiều giá trị văn hóa độc đáo, cùng khung cảnh đất trời hùng vĩ khiến nhiều tín đồ du lịch nô nức tìm về mỗi dịp khám phá, thưởng ngoạn châu Âu. (Ngọc Quyên)
- Cho vay thế chấp bằng tài sản trí tuệ: Cơ chế cho vay sáng tạo sử dụng sở hữu trí tuệ (SHTT) làm tài sản thế chấp, đang nhanh chóng phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và một số nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore. (Vinh Trang)
- Pavel Durov: Nhà sáng lập mạng xã hội đối đầu chính phủ: Tỷ phú Doanh nhân công nghệ Pavel Durov đã sáng lập ra các mạng xã hội, tích lũy được khối tài sản trị giá hàng tỷ USD, nhưng luôn trong tâm thế đối đầu với các nhà chức trách trên toàn thế giới. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM