Đón đọc ĐTTC bộ mới số 258 phát hành thứ hai ngày 16-12

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 258 phát hành ngày 16-12 với nhiều chuyên mục:

Đón đọc ĐTTC bộ mới số 258 phát hành thứ hai ngày 16-12
bia1.jpg

- 2025: Khó khăn vẫn chưa lộ diện: Năm 2024 đang dần khép lại với nhiều biến động thuận – nghịch đối với nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên những báo cáo của các tổ chức hay giới chuyên gia đều chung quan điểm tăng trưởng kinh tế năm nay và năm tới sẽ khởi sắc, thậm chí có lạc quan cho rằng GDP năm 2024 có thể đạt mức 7,25%. Song dưới góc nhìn của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, có nhiều trở ngại lớn đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2025 đến từ khách quan lẫn chủ quan.

- Đô thị sân golf trên mỏ than, tại sao không?: Có một thông tin lướt qua trên báo chí ít người để ý, nhưng nó lại là một điều rất mới lạ ở Việt Nam và khởi đầu cho một nhận thức mới, tầm nhìn mới của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh: Phát triển đô thị sân golf trên các mỏ than hoàn nguyên. Thực sự đó là một tin tốt lành. Nó sẽ khởi đầu cho một cuộc chơi mới, tái sinh những vùng đất bị chê như bãi chôn lấp rác, các bãi xỉ than, các mỏ bỏ hoang, những đồi trọc, núi cao chỉ có đá, và cả những nơi biên ải xa xôi ở Tây Bắc, Đông Bắc chờ được đánh thức. Hy vọng một hình mẫu phát triển mới sẽ được hiện thực hóa nay mai. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Để người lao động gắn bó với doanh nghiệp: Nhiều người cho rằng, người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp (DN) sẽ có lợi cho cả đôi bên. Một trong những điều dễ thấy là giúp nâng cao hiệu suất làm việc, bởi người lao động trung thành thường có động lực cao hơn và làm việc hiệu quả hơn, từ đó góp phần vào việc nâng cao năng suất và chất lượng công việc. (Nguyễn Minh Hải)

- Đổi mới mệnh lệnh của thời đại: Việt Nam đã thực hiện công cuộc Đổi mới kinh tế gần 40 năm, đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng giờ đây phải có một cuộc đổi mới lần nữa để kinh tế bứt phá lên tầm cao mới. Nền kinh tế Việt Nam đã tham gia thị trường thế giới một cách mạnh mẽ, mở cửa sâu rộng, đứng trước áp lực cạnh tranh toàn cầu, đòi hỏi Nhà nước đổi mới hơn nữa, DN đổi mới hơn nữa. Thực trạng trên cho thấy, với yêu cầu đổi mới như vậy, Nhà nước phải thay đổi trước từ những người đứng đầu. (PGS.TSKH Võ Đại Lược, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu kinh tế của Thủ tướng)

- Bắt đúng mạch để cải cách, tinh gọn: Chủ trương tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Tổng Bí thư Tô Lâm đã “bắt đúng mạch” khi nhấn mạnh việc cải cách bộ máy nhà nước và cải cách nền hành chính là trọng tâm, đồng thời với cải cách, đổi mới hệ thống chính trị. Chúng ta đổi mới tinh gọn hệ thống chính trị. Nếu làm tốt được điều này sẽ bước trên hai chân rất vững vàng, phù hợp với quy luật vận động của tư tưởng, vận hành của một thể chế nhà nước trong thời điểm hiện nay. (TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Nguyên Tổng thư ký Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước)

- Tinh gọn bộ máy nhìn từ Trung Quốc: Kể từ cải cách mở cửa (năm 1978) đến nay, Trung Quốc đã tiến hành 9 lần điều chỉnh, đổi mới bộ máy quản lý điều hành từ Trung ương đến địa phương. Trung Quốc gọi là “cải cách cơ cấu chính phủ”. Tôi muốn đi sâu phân tích về cuộc cải cách lần thứ 4 (năm 1998), do Thủ tướng Chu Dung Cơ chủ trì, bởi đây là cuộc cải cách bộ máy có quy mô lớn nhất kể từ cải cách mở cửa đến nay, mang đến hiệu quả rõ ràng nhất trong 9 cuộc cải cách bộ máy, và về cơ bản được định hình cho đến ngày nay. Trong khi các cuộc cải cách trước đó không giải quyết được một số chướng ngại cơ bản như bộ máy chồng chéo, cồng kềnh, biên chế ngày càng phình ra. Các cuộc cải cách sau đó chủ yếu là các cuộc điều chỉnh lại cơ cấu, không gây biến động lớn. (Nguyễn Vinh Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung Quốc và Đông Bắc Á, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng; Cố vấn Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế - CSSD)

- Khơi dậy các động lực tăng trưởng mới: Tăng trưởng kinh tế thời gian qua vẫn theo mô hình cũ. Để đổi mới mô hình tăng trưởng cần có động lực tăng trưởng mới, trong đó phải có khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo (KHCN - ĐMST), chuyển đổi số (CĐS) và chuyển đổi xanh. Bởi hiện nay mức đầu tư vào KHCN - ĐMST của Việt Nam mới chỉ bằng 1/4 mức trung bình của thế giới, đã vậy thể chế cho lĩnh vực này còn nhiều bất cập, hạn chế. (GS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó Giám đốc Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) và nhóm nghiên cứu UEH)

- Tháo gỡ cụ thể cấp GCN dự án NoTM: UBND TPHCM vừa đề ra mục tiêu, trong năm 2025 tiếp tục tháo gỡ vướng mắc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất (giấy chứng nhận - GCN) cho hơn 81.000 căn hộ trên địa bàn. Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường cũng đã ký quyết định, thành lập tổ công tác liên ngành gặp gỡ trực tiếp doanh nghiệp (DN), để giải quyết từng vấn đề cụ thể trong công tác cấp GCN cho nhà ở thương mại (NoTM). (Đỗ Trà Giang)

- Mở lối thoát, tăng nguồn cung NoXH: Trong lúc nhu cầu tăng cao nhưng nguồn cung nhỏ giọt, do thủ tục đầu tư vẫn không mấy cải thiện, mới đây Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cam kết với cộng đồng doanh nghiệp (DN), sẽ cố gắng rút ngắn thủ tục đầu tư cho một dự án nhà ở xã hội (NoXH) xuống 18 tháng, thay vì 3-4 năm như hiện nay. (Bình Minh)

- Xu thế khu công nghiệp sinh thái: “Mô hình khu công nghiệp (KCN) phải thay đổi để phát triển bền vững, đảm bảo tính hiện đại, cạnh tranh, bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0, chuẩn bị bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Cần ưu tiên chuyển đổi KCN truyền thống sang hoạt động theo loại hình KCN sinh thái, hoặc đầu tư mới loại hình KCN sinh thái trong cả nước. Qua đó góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, từng bước giải quyết các vấn đề về tài nguyên, môi trường. (Trần Quốc Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

- Cạnh tranh khách hàng giữa các nhà băng: Dư nợ tín dụng toàn hệ thống vào đầu tháng 12-2024 đạt 15,3 triệu tỷ đồng, vượt mức tổng huy động 14,8 triệu tỷ đồng, gây áp lực lên thanh khoản buộc các ngân hàng (NH) lớn cũng phải tham gia điều chỉnh tăng lãi suất huy động, để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn chưa khi nào thấy bớt nóng, thậm chí đang có một cuộc đua giành khách hàng vay vốn âm thầm giữa các nhà băng. (Bảo Trân)

- Cổ đông VNDirect lo mất… Tết: Việc hệ thống giao dịch bị tấn công mạng cuối tháng 3, là một trong những nguyên nhân khiến cho CTCP Chứng khoán VNDirect (VND) rơi vào tình cảnh khá bi đát, khi thị phần môi giới và lợi nhuận liên tục đi xuống. (Kim Giang)

- Thời của USD và cổ phiếu công nghệ: 2024 là năm thị trường tài chính (TTTC) chứng kiến nhiều kỷ lục lịch sử, khi vàng, chứng khoán Mỹ, và cả Bitcoin đều bước lên những đỉnh cao “vô tiền khoáng hậu” không chỉ một lần. (Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư Maybank Investment Bank)

- Xuất nhập khẩu xác lập kỳ tích 800 tỷ USD: 11 tháng qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 715 tỷ USD. Dự báo cuối năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ cán mốc 800 tỷ USD, mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. (Thanh Lâm)

- Tổng lực kích cầu tiêu dùng: Trước những dự báo về việc người tiêu dùng có thể tiết kiệm hơn, mua sắm đơn giản hơn trong dịp Tết năm nay, nhiều chương trình giảm giá sâu đã được các doanh nghiệp (DN), các siêu thị… lên kế hoạch sớm để kích cầu tiêu dùng trong đợt mua sắm lớn nhất trong năm. (Thanh Dung)

- Ngành thép hưởng lợi từ nguồn cung quặng sắt: Từ giữa tháng 9 đến nay, quặng sắt đã có đợt hồi phục khá mạnh với mức tăng hơn 26% trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) và hơn 20% trên sàn Singapore (SGX) với kỳ vọng vào động thái kích thích tài khóa của Trung Quốc kết hợp với việc hạ lãi suất cho vay. Tuy nhiên, triển vọng trung, dài hạn của giá quặng sắt vẫn đi xuống do nguồn cung dồi dào. (Phạm Tuấn)

- Sẵn sàng đón năm mới (Nhã Trúc)

- Lapland - quê hương ông già Noel: Lapland nổi tiếng với phong cảnh hoang sơ, vô vàn những hồ nước rộng lớn và cánh rừng thông bạt ngàn. Đây là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với những ai yêu thích bầu không khí lễ hội, bởi Lapland còn được biết đến là quê hương của ông già Noel, là điểm đón Giáng sinh bao người mơ ước được đặt chân đến một lần trong đời. (Ngọc Quyên)

- Điện hạt nhân, vì sao chưa được chú trọng?: Năng lượng hạt nhân hiện cung cấp khoảng 9% lượng điện của thế giới từ 440 lò phản ứng điện; các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động tại 31 quốc gia trên thế giới. Đây là một nguồn năng lượng được đánh là sạch và an toàn, mặc dù vẫn có những rủi ro nhất định. (Vinh Trang)

- Việt Nam khởi động dự án điện hạt nhân: Khi đề cập đến chủ trương phát triển điện hạt nhân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định, điện hạt nhân là nguồn điện nền, xanh và bền vững. Điện hạt nhân ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm lựa chọn và tiếp tục phát triển. Trong lịch sử có một số sự cố về các nhà máy điện hạt nhân, nhưng xét về xác suất là vô cùng thấp. Hơn nữa, những công nghệ hạt nhân hiện nay đã tiến bộ rất xa, trải qua rất nhiều thế hệ mới so với những công nghệ cũ trước đây. (Thanh Hà)

- Jensen Huang - Từ bồi bàn đến ông trùm AI: Phong cách “bụi” với áo sơ mi polo và áo khoác da giản dị, ít ai ngờ Jensen Huang chính là ông chủ quyền lực của NVIDIA, một trong những công ty nghìn tỷ đứng đầu về chip và AI hiện nay/ (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác