
- Mỹ áp thuế đối ứng: Đối phó không đối đầu: Như vậy cuối cùng Mỹ cũng công bố hàng loạt nước bị áp mức thuế lên hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Dù không làm chấn động giới truyền thông toàn cầu, nhưng đã gây sốc cho một số quốc gia trong đó có Việt Nam, bởi mức thuế bổ sung lên đến 46% và áp lên đến 90% hàng hóa nhập vào Mỹ. Tuy nhiên, đây không phải là dấu chấm hết mà chúng ta vẫn còn đàm phán cũng như tìm giải pháp đối phó chứ không đối đầu. Trước đó ngày 31- 3, Chính phủ ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP, điều chỉnh thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với hàng loạt mặt hàng từ Mỹ, gồm khí hóa lỏng, ethanol, ô tô, nông sản, trái cây, gỗ và đồ nội thất. Có thể nói đây là một bước đi thể hiện tinh thần hợp tác và thiện chí thương lượng.
- Động thái của Nhà nước, động lực cho KTTN: Cần khẳng định mỗi một giai đoạn phát triển của đất nước, sẽ có một hay vài nhân tố tích hợp tạo nên động lực cho phát triển. Tuy nhiên, nhân tố đóng vai trò động lực này không phải là vĩnh cửu, mà chỉ phát huy hết khả năng trong một giai đoạn, và sẽ đến lúc tới hạn cần được thay thế. Việc xác định KTTN là động lực, thành phần quan trọng nhất của quốc gia là đi theo xu thế chung của thế giới. Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra mục tiêu làm sao để KTTN trở thành lực lượng chủ lực, đi đầu ứng dụng công nghệ và đổi mới, sáng tạo, để đạt mục tiêu đóng góp khoảng 70% GDP vào năm 2030. (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Vì sao Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam?: Không có lý thuyết kinh tế, đạo lý hay mô hình gì về thâm hụt thương mại của Mỹ với thế giới. Đơn giản, Mỹ chỉ xem thế giới như một cái “chợ khổng lồ”, với cán cân thương mại giữa Mỹ và quốc gia khác. Giống như một cái cân hai đĩa, một bên là hàng hóa Mỹ xuất khẩu, bên kia là hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia đó vào Mỹ. Nếu đĩa nhập khẩu nặng hơn, tức là Mỹ nhập siêu từ quốc gia đó. (GS.TS Trần Ngọc Thơ, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia)
- Đối thoại để đạt thỏa thuận về thuế với Mỹ: Trước việc Tổng thống Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa của Việt Nam, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đàm phán, vì mức thuế này còn là công cụ thúc đẩy đối thoại thương mại. Việt Nam có thể tham khảo từ Singapore. Khi bị Mỹ áp thuế 10%, Singapore không phản ứng đối đầu, mà chủ động gặp gỡ các đối tác quan chức Mỹ để hiểu rõ những yêu cầu từ phía họ. Đây cũng là hướng đi mà Việt Nam cần cân nhắc, thể hiện sự thiện chí cao nhằm duy trì một quan hệ thương mại bền vững. Việc Thủ tướng thành lập Tổ phản ứng nhanh về vấn đề này là một tín hiệu tích cực, kịp thời, giúp tập hợp các chuyên gia, nhà đầu tư và các công ty luật để cùng đưa ra giải pháp. (GS.TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore)
- Đàm phán: giải pháp tối ưu cho quan hệ Việt - Mỹ: Việt Nam đã thể hiện mình là một đối tác tin cậy và “hiểu chuyện”, khi chúng ta không muốn làm căng thẳng vấn đề thương mại với Mỹ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa đang xuất hiện những rạn nứt. Đêm 4-4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm trực tiếp với Tổng thống Donald Trump về quan hệ Việt - Mỹ. Tại cuộc điện đàm, Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. (Hoàng Sơn)
- Amcham: Hy vọng sớm đạt được thỏa thuận thuế: Liên quan đến việc Mỹ tuyên bố áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, mức thuế mới do chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố sẽ có tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, ông bày tỏ sự tin tưởng rằng lãnh đạo hai nước sẽ sớm đạt được một thỏa thuận về thuế quan. Hy vọng rằng với quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện được thiết lập từ năm 2023, lãnh đạo hai nước sẽ có thêm cơ hội đàm phán để giảm bớt thuế quan. (Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ (AmCham) tại Hà Nội)
- Nếu đàm phán hiệu quả, Mỹ có thể áp thuế 25%: Thật bất ngờ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế hàng nhập khẩu vào Mỹ cho Việt Nam lên 46%, trong khi trước đó nhiều người kỳ vọng mức thuế đối ứng chỉ khoảng 10%, thậm chí tôi còn còn dự báo ở mức thấp hơn. Bởi lẽ việc nhắm mục tiêu vào Việt Nam sẽ đi ngược lại lợi ích của nước Mỹ và những vấn đề kinh tế mà mức thuế này gây ra. Vì nếu được áp dụng có thể tạo ra rắc rối cho Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới, khi lạm phát tăng. (Michael Kokalari, Giám đốc Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital)
- Doanh nghiệp chỉ kỳ vọng vào đàm phán: Nhiều doanh nghiệp (DN) thuộc các nhóm ngành xuất khẩu như dệt may, thủy sản, đồ gỗ bày tỏ sự hoang mang, choáng váng, bất ngờ khi nghe mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp lên các sản phẩm của Việt Nam. Họ chỉ còn biết hy vọng Chính phủ có thể đàm phán để đưa thuế về mức chấp nhận được. (Thanh Dung)
- Trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại Việt Nam: Tầm nhìn, chiến lược và khuyến nghị: Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và các dữ liệu cập nhật từ Chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu (GFCI), nhóm các chuyên gia và tư vấn tài chính của Hội Trí thức Việt Nam tại Vương quốc Anh và Ireland (VIS), đã đánh giá tiềm năng và đề xuất các chiến lược phát triển cho phù hợp các trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, dự kiến được xây dựng tại TPHCM và TP Đà Nẵng trong thời gian tới. (Nhóm chuyên gia VIS: GS.TS Đặng Việt Anh, Đại học Manchester; PGS.TS Hồ Quốc Tuấn, Đại học Bristol; PGS.TS Nguyễn Hoài Linh, Đại học St Andrews; GS.TS Nguyễn Huy Tâm, Đại học Nottingham Trent; GS.TS Bùi Thị Minh Hồng, Đại học Bath và IPAG; GS.TS Quách Mạnh Hào, Đại học Lincoln; GS.TS Lê Võ Phương Mai, Đại học Cardiff)
- Trung tâm tài chính TPHCM cần nhìn thực tế, đừng quá viển vông: Theo báo cáo lần thứ 37 về Chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu (GFCI 37) được tổ chức Z/Yen Partners (Anh) và Viện Phát triển Trung Quốc phát hành hôm 20-3, TPHCM vừa tăng lên hạng 98, là thứ hạng cao nhất kể từ khi TPHCM được xếp hạng vào năm 2022. Trung tâm tài chính quốc tế không phải là quá cao xa so với vị thế được xếp hạng trong nhóm “khu vực” hiện nay của TPHCM. Vấn đề là lựa chọn về mặt chiến lược, đặt mục tiêu đúng. Còn nếu chúng đặt những mục tiêu viển vông như những trung tâm dẫn đầu toàn cầu London, New York, Tokyo ngay trong vài năm lại dễ dẫn đến những sai lầm. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Khung pháp lý phù hợp là nền tảng cho TTTC: Để xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế tại Việt Nam, nếu áp dụng một mô hình nào đó có sẵn là điều khó có thể làm được, vì mỗi quốc gia có một đặc thù riêng. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng khung pháp lý phù hợp với đặc thù riêng, nhưng không đứng ngoài thông lệ quốc tế. (Đỗ Linh)
- Hóa giải nghịch lý doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được xác định giữ vai trò chủ đạo, nhưng mức độ quan tâm đầu tư ngày càng giảm. Những lĩnh vực then chốt, xương sống và thiết yếu của nền kinh tế như năng lượng, dầu khí, viễn thông, khai khoáng, xây dựng, vận tải, hàng không, logistics… Lẽ ra DNNN kinh doanh trong các lĩnh vực này rất dễ tìm kiếm lợi nhuận, nhưng hiệu quả đầu tư lại rất thấp so với khu vực ngoài nhà nước và FDI. Đây là nghịch lý cần tìm cách hóa giải. (TS. Huỳnh Thanh Điền, Đại học Nguyễn Tất Thành)
- Nhận diện rào cản của doanh nghiệp ĐBSCL: Tháo gỡ các điểm nghẽn kinh doanh, tạo không gian và nguồn lực cho doanh nghiệp (DN) phát triển là những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của khu vực ĐBSCL. ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn, nhưng vẫn có nhiều cơ hội. Việc nhận diện rõ rào cản và tháo gỡ bằng những biện pháp trước mắt và giải pháp căn cơ, đồng bộ, thực chất sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp ĐBSCL không chỉ vượt khó mà còn vươn lên mạnh mẽ, đóng góp ngày càng lớn hơn vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. (TS. Trần Hữu Hiệp)
- Thu hút FDI chất lượng cao bằng chính sách khác biệt: Ngày 26-3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 66 về chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026. Trong đó xóa bỏ nhiều điều kiện kinh doanh chồng chéo. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). (Thanh Lâm)
- Tăng vai trò quỹ đầu tư trên thị trường vốn: Việc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành quỹ không chỉ giúp thu hút dòng vốn dài hạn, mà còn góp phần xây dựng một cơ sở nhà đầu tư (NĐT) ổn định và bền vững hơn. Đồng thời, sự mở rộng của các quỹ đầu tư đa dạng sẽ tạo động lực quan trọng giúp thị trường chứng khoán (TTCK) tăng trưởng bền vững, thúc đẩy kinh tế phát triển. (Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch UBCKNN)
- Vàng và tỷ giá trong vòng xoáy thuế quan: Ngày 3-4 vừa qua, giá vàng trong nước dậy sóng theo giá vàng thế giới sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế hàng hóa vào Mỹ với nhiều nước. Không chỉ vàng, tỷ giá USD/VNĐ tại các ngân hàng cũng đã lần đầu tiên vượt mốc 26.000 đồng/USD, dù chỉ số Dollar Index (DXY) giảm hơn 0,5%, lùi sâu về quanh mốc 103. Theo các dự báo, giá vàng cũng như tỷ giá thời gian tới vẫn còn nhiều biến động khó lường trước các diễn biến bên ngoài, cũng như từ các vấn đề nội tại của Việt Nam. (Yên Lam)
- Chứng khoán phản ứng thái quá: Trong khi phần lớn thị trường chứng khoán (TTCK) châu Á tỏ ra “bình tĩnh” trước các thông tin về thuế của Mỹ thì TTCK Việt Nam có diễn biến cực kỳ tiêu cực, thậm chí ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. (Kim Giang)
- Khơi thông nguồn lực đất đai cho TPHCM: Hàng trăm dự án đang “bế tắc” đã có lối ra, giúp doanh nghiệp được triển khai dự án, người dân được cấp sổ hồng… Từ đó, nguồn lực đất đai được phát huy góp phần vào sự phát triển kinh tế của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. (Đỗ Trà Giang)
- Căn bếp tinh tế và gọn gàng (Nhã Trúc)
- Non xanh Tuyệt Tịnh Cốc: Trong rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, Tuyệt Tịnh Cốc vẫn mang trên mình những vẻ đẹp riêng biệt của thiên nhiên, của lịch sử huyền bí. Trước đây, nhiều người thường lầm tưởng Tuyệt Tịnh Cốc tên là Tuyệt Tình Cốc. Vào lúc cuối đời, Thái hậu Dương Vân Nga đã đến Tuyệt Tịnh Cốc tu hành. Vì nơi đây là chốn tu hành nên không gian tĩnh mịch, tách biệt với sự ồn ào bên ngoài, do đó Tuyệt Tịnh Cốc được hiểu là hang núi vô cùng thanh tĩnh. (Nguyễn Văn Công)
- Nguy cơ động đất dây chuyền ở Đông Nam Á: Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), Đông Nam Á là một trong những khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội nhất thế giới, nên khả năng xảy ra động đất rất cao. Điển hình là trận động đất tại Myanmar với dư chấn sang tận Thái Lan và Việt Nam chiều 28-3. (Vĩnh Cẩm)
- Mark Carney: Người đương đầu chính sách thuế quan Mỹ: Trong khi lãnh đạo châu Âu vẫn đang cân nhắc những bộ trước đe dọa thuế quan của Mỹ, thì Thủ tướng Canada Mark Carney lại cam kết sẽ “trả đũa không có giới hạn”, nếu ông Trump tiếp tục làm nóng cuộc chiến thuế quan. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM