
- Việt Nam không còn là người bị động trong ván cờ bất định: Ngày 2 tháng 4 năm 2025, trong một tuyên bố làm rung chuyển thị trường toàn cầu, Tổng thống Mỹ Donald Trump tự xưng ngày đó là ngày nước Mỹ được giải phóng. Theo ông, nước Mỹ đã thoát ra khỏi các ràng buộc thương mại bất lợi, từ bỏ vai trò người bảo trợ quốc tế để quay về làm một nước mặc cả thẳng thừng, đòi lợi ích trước tiên. Cũng trong những ngày tháng 4 hào hùng, Việt Nam kỷ niệm ngày 30 tháng 4 – một dấu mốc không chỉ của hòa bình, mà là minh chứng cho ý chí tự chủ, nơi một dân tộc nhỏ chọn cách kết thúc chiến tranh xây dựng đất nước phồn vinh. (GS.TS Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế TPHCM)
Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Ký ức người lính vẽ bản đồ trận chiến Xuân Lộc: Một sáng tháng 4 đầy nắng giữa lòng Hà Nội, tôi có dịp gặp gỡ TS.BS Đàm Duy Thiên, người lính trinh sát năm xưa, người đã góp phần tạo nên chiến thắng Xuân Lộc bằng những bản đồ chiến trường sắc bén và chính xác. Gần 50 năm đã trôi qua kể từ mùa xuân năm 1975, nhưng mỗi khi nhắc đến những ngày tháng hào hùng ấy, ánh mắt ông vẫn ánh lên niềm tự hào, như thể mọi thứ vẫn còn hiện hữu trước mắt. (Mai An)
- Tờ giấy “nặng ngàn cân”: Trong quân đội, người lính làm nhiệm vụ chuyển công văn đến cho các đơn vị, mang thư đến cho người lính, là một công việc rất ý nghĩa và thú vị, bởi chính họ là người mang đến niềm vui từ quê nhà. Nhưng đôi khi việc này không mang lại niềm vui đến các thôn làng miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh. (TS. Nguyễn Minh Hòa, cựu chiến binh)
- Những ngày 30-4 còn lắng đọng…: Ngày 30-4 năm nào cũng là dịp kỷ niệm quan trọng có nét riêng, nhất là vào những năm chẵn. Tôi nêu 3 dịp có ấn tượng ở những thời điểm khác nhau, để lại những cảm xúc qua quá trình phát triển đất nước và cải thiện quan hệ Việt - Mỹ qua từng thập niên. (nguyên Đại sứ Hà Huy Thông)
- 50 năm qua góc nhìn một cựu binh Mỹ: Là những công dân Mỹ, trong đó có nhiều người là cựu binh trong chiến tranh Việt Nam, chúng tôi mong muốn gửi tới Nhân dân Việt Nam lời chào kính trọng và những lời chúc mừng nhiệt liệt nhất, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi xin bày tỏ thái độ ân hận chân thành, sự thông cảm sâu sắc trước sự tàn phá của chiến tranh và những hậu quả tiếp diễn của nó đối với những người vô tội của tất cả các bên. (Chuck Searcy)
- Năm mươi năm sau: Đến cây cầu bắc qua dòng kênh mang tên một người anh hùng, ông Nguyên bảo lái xe dừng lại. Mở cửa bước ra ngoài, người ông như có liều thuốc bổ. Gió từ mặt sông thổi mát rượi. Những kỷ niệm xưa ùa về. Ông Nguyên nhớ lại, sau ngày thành phố giải phóng, ông Bí thư Thành ủy họ Võ đã phát động thanh niên đào dòng kênh này. “Con kênh ta đào chưa có nước chảy qua/ Chỉ có mùa hè nóng bỏng”. Ông khẽ đọc những câu thơ của một người anh, đồng đội cùng đơn vị sáng tác. Cùng với bài hát “Gửi nắng cho em”, bài thơ này được nhạc sĩ tên tuổi phổ nhạc đã trở thành “bài ca đi cùng năm tháng”. (Truyện ngắn của Trần Thế Tuyển)
- Gương mặt người chiến thắng: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước năm nay chắc chắn sẽ rất lớn, có mít tinh, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, bắn pháo hoa, khẩu hiệu cờ hoa rợp trời. Nhưng có một điều trên lễ đài trong cuộc diễu binh, diễu hành trên đường Lê Duẩn sáng 30-4-2025 năm nay, đa phần quan khách không phải người trực tiếp tham gia vào chiến dịch này như một người chiến binh thực thụ, bởi họ đều trưởng thành sau chiến tranh. (Minh Nguyễn)
- Chắp thêm đôi cánh cho TP Hồ Chí Minh: Tuy có những bước thăng trầm, những vấn đề đang tồn tại và bất cập trong quản lý và phát triển, nhưng nhìn lại quá trình 50 năm xây dựng và phát triển từ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trước đây và diện mạo TPHCM hôm nay, đã có sự phát triển mang ý nghĩa lịch sử. Đặc biệt, TPHCM còn được “chắp thêm đôi cánh” khi Nghị quyết 18 về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vịhành chính cấp tỉnh, đã có thêm tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu. (TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế)
- TP Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò đầu tàu: Từ sau ngày 30-4-1975 đến nay, Bộ Chính trị đã ban hành riêng 4 nghị quyết về phương hướng và nhiệm vụ phát triển TPHCM gồm: Nghị quyết 01-NQ/TW (năm 1982), Nghị quyết 20-NQ/TW (năm 2002), Nghị quyết 16-NQ/TW (năm 2012), và Nghị quyết 31-NQ/ TW (năm 2022). Từ những định hướng chiến lược hết sức quan trọng này, sau 50 năm thống nhất đất nước, diện mạo TPHCM đã vươn mình trở thành một đô thị năng động, sáng tạo. (Đỗ Linh)
- Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM khởi đầu mô hình “trên bến dưới thuyền”: Ước mơ của dân tộc Việt Nam là hóa rồng khi gia nhập WTO 2005, nhưng điều đó đã không thành vì thời cơ chưa tới. Việt Nam cũng ước mong xây dựng một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế từ 15 năm nay, nhưng cũng không thể vì chưa có được cơ hội. Cơ hội là lúc này, tuy đi sau nhưng là chiến lược quốc gia, chiến lược có sự khác biệt. TPHCM khi phát triển cảng quốc tế Cần Giờ, cũng là cơ hội cho mô hình TTTC quốc tế “trên bến dưới thuyền”. Trên là TTTC, dưới là hệ thống logistics cảng biển phục vụ cho dòng chảy thương mại. (TS. Lê Đạt Chí, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Vai trò ngân hàng trong trung tâm tài chính quốc tế: Phát triển trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu là cần thiết. Song để hiện thực hóa mục tiêu này, cần lưu ý vai trò của khối ngân hàng (NH) quốc tế, cũng như xây dựng một hệ sinh thái tài chính đồng bộ, nâng cao chất lượng quản trị tài chính (QTTC), giúp cải thiện chất lượng “hàng hóa” trên thị trường và thu hút dòng vốn chất lượng cao. (Nhóm chuyên gia tư vấn tài chính Hội Trí thức Việt nam tại Vương Quốc Anh và Ireland - VIS)
- Trung tâm tài chính cơ hội doanh nghiệp công nghệ: Việc xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế là một bước đi chiến lược quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam, thông qua việc nâng cao năng suất lao động dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. (Minh Khanh)
- Nửa thế kỷ kiến tạo một đô thị văn minh: Từ ngày 30-4-1975, lịch sử dân tộc Việt Nam bước sang một trang mới. Đến nay nửa thế kỷ đã trôi qua, ký ức hào hùng và khát vọng vươn lên đã từng ngày kiến tạo diện mạo văn minh và hiện đại cho đô thị lớn nhất phương Nam. Sài Gòn thuở xưa và TPHCM bây giờ, liên tục một dòng chảy văn hóa tiếp nhận mọi ước mơ, chan hòa mọi khác biệt để mỗi góc phố lưu giữ kỷ niệm, để mỗi công trình ghi dấu sáng tạo. Trong mắt đồng bào Việt Nam và bạn bè quốc tế, TPHCM luôn mang một câu chuyện trìu mến của một thành phố ân tình. (Lê Thiếu Nhơn)
- Những kỳ vọng cho hạ tầng giao thông đô thị TPHCM: Diện mạo hạ tầng giao thông đô thị TPHCM sau 50 năm đã có nhiều đổi thay đáng kể. Những công trình giao thông hiện đại được xây dựng và đưa vào vận hành, tạo nên hình ảnh TPHCM ngày càng hiện đại. Để TPHCM trở thành một đô thị toàn cầu, có quy mô siêu đô thị với khoảng 14- 15 triệu dân, cần có giải pháp phân bổ số lượng và mật độ cư trú hợp lý, để tránh tình trạng dồn vào trung tâm, gây quá tải về sức chứa đô thị. (TS. Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị TPHCM)
- Nhà ga T3: Cuộc cách mạng ngành hàng không: Công trình nhà ga T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, thi công trong vòng 2 năm, vượt tiến độ 2 tháng, được xem là biểu tượng cho sự khát vọng vươn lên, tầm nhìn chiến lược… Công trình càng có ý nghĩa hơn khi được đưa vào khai thác trong không khí cả nước hướng đến kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (Đỗ Trà Giang)
- Việt Nam thị trường đầu tư lâu dài: Việt Nam không chỉ là thị trường đáng theo dõi, mà là nơi xứng đáng để cam kết đầu tư lâu dài. Bên cạnh các lĩnh vực đang hấp dẫn đầu tư như logistics, giáo dục, y tế, tài chính… hiện khẩu vị mới của các nhà đầu tư đến Việt Nam là hướng vào lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao như năng lượng, AI, chip bán dẫn và những ngành công nghiệp mới nổi. (Vinnie Lauria, Thành viên Hội đồng VPCA, Nhà sáng lập Quỹ Golden Gate Ventures)
- ADB hỗ trợ phát triển thị trường vốn Việt Nam: Thị trường quỹ đầu tư có thể đẩy nhanh đáng kể sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam, miễn là có chính sách công khai, quản trị và đầu tư phù hợp nhằm thu hút sự tham gia của nhà đầu tư (NĐT). Với tư cách là Ban thư ký sáng kiến thị trường TP châu Á, chúng tôi có thể tạo điều kiện chia sẻ các bài học kinh nghiệm giữa các quốc gia trong khu vực, bao gồm các nước từ khu vực ASEAN+3, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tất cả đảm bảo rằng Việt Nam áp dụng cách tiếp cận thiết thực nhất, phù hợp với bối cảnh hiện nay. (Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam)
- Cơ chế đặc thù cho 3.000km cao tốc Bắc - Nam: Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông được xác định là trục đường bộ “xương sống” của đất nước. Do vậy, việc gấp rút triển khai đầu tư, đưa vào khai thác toàn tuyến sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. (Ngô Đình)
- Nhà băng lãi lớn từ đâu?: Đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều NH công bố kết quả kinh doanh quý I-2025 với mức lợi nhuận trước thuế (LNTT) đầy khả quan. Đáng chú ý trong quý này, nhóm NHTMCP quy mô vừa và nhỏ đã có xu hướng bứt phá về mức tăng trưởng lợi nhuận, so với nhóm NHTM quy mô lớn. (Thiên Minh)
- Ngân hàng Phát triển TPHCM phát triển cùng thành phố: Trong suốt 35 năm qua, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) đã không ngừng khẳng định vai trò và trách nhiệm của mình, mang lại nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển của cả nước nói chung và cho TPHCM nói riêng. (Minh Tú)
- Chứng khoán sẽ bùng nổ sau lễ 30-4?: Trong kỳ review tháng 3, FTSE Russell đã đánh giá rất cao Việt Nam với quá trình vận hành thông tin, quy trình đảm bảo nâng hạng trong thời gian tới. Qua thông báo của tổ chức này, khả năng nâng hạng thị trường là rất cao, đặc biệt là sau khi HoSE áp dụng KRX vào ngày 5-5. Đây là cơ sở để nhà đầu tư (NĐT) kỳ vọng về sự bùng nổ của thị trường chứng khoán (TTCK) sau kỳ nghỉ 30-4. (Kim Giang)
- Đến TPHCM thưởng thức “đại tiệc” du lịch 30-4: Người dân và du khách đến TPHCM trong những ngày này được thưởng thức "đại tiệc” du lịch được dày công chuẩn bị hơn một năm qua, đó là chuỗi sự kiện vô cùng hoành tráng trong dịp lễ 30-4. (Thanh Dung)
- Khát vọng “điểm đến hấp dẫn” Bình Phước: Từ truyền thống “giã gạo nuôi quân” hào hùng của quá khứ, Bình Phước đang khao khát phát triển để theo kịp các tỉnh bạn trong khu vực. Và giờ đây, khi các tuyến đường cao tốc Bắc-Nam phía Tây được triển khai xây dựng, hứa hẹn mở ra một thời kỳ phát triển mới cho miền đất cuối dãy Trường Sơn. (Văn Phong)
- Phiên bản robot “tí hon” (Nhã Trúc)
- Ở R có một dòng âm thanh không thể nào quên: R là tên gọi tắt của Căn cứ trung ương Cục miền Nam, đóng tại khu vực Tân Biên, Tây Ninh, giáp biên giới Campuchia giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Ở R từng quy tụ nhiều gương mặt văn nghệ sĩ lừng lẫy như Trần Hữu Trang, Lý Văn Sâm, Giang Nam, Hoài Vũ, Nguyễn Văn Bổng, Anh Đức, Hồ Bông, Nguyễn Quang Sáng, Huỳnh Phương Đông, Trang Thế Hy, Diệp Minh Tuyền… Và ở R cũng đã ra đời những ca khúc cách mạng còn mãi đến hôm nay. (Tuy Hòa)
- Praha - Thành phố trăm đỉnh tháp: Đã từng là thủ đô của các triều đại phong kiến huy hoàng Séc và Tiệp Khắc, Praha là một trong những thành phố giàu có nhất của châu Âu. Hiện nay, Praha là thủ đô của Cộng hòa Séc, với dân số hơn 1,2 triệu người. Thành phố này thu hút khách du lịch trên toàn thế giới với những tòa lâu đài tráng lệ, hàng trăm ngọn tháp mang tính lịch sử, nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đồ sộ và nền ẩm thực phong phú. (Ngọc Quyên)
- Việt Nam: Điểm đến an toàn và mạnh mẽ: Đây là nhận định của chuyên gia đầu tư người Mỹ Chris Freund, khi nói về nền kinh tế Việt Nam trong một bài viết năm 2024. Tương tự, tờ Eurasia Review của Croatia cho rằng, Việt Nam đã mạnh mẽ vươn lên từ đống tro tàn chiến tranh để trở thành “người khổng lồ kinh tế của châu Á” hiện nay. (Vĩnh Cẩm)
- Quan hệ Việt - Pháp: “Hòa giải” quá khứ, đối tác tin cậy: Pháp rất mong muốn tham gia vào các lĩnh vực mới, những dự án mới của Việt Nam, như năng lượng, điện hạt nhân, đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, ngành công nghiệp về đất hiếm. Với các lĩnh vực mới mẻ này, Pháp đã có sẵn nền tảng về công nghệ tiên tiến. (Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam)
- Kỷ nguyên thương mại có kiểm soát: Đầu tháng 4, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế quan mới sẽ có hiệu lực vào ngày mà ông gọi là "Ngày giải phóng", ngay lập tức dẫn đến phản ứng gay gắt từ các nước, mà nổi bật là Trung Quốc. Từ khoảnh khắc này, thế giới chính thức bước vào kỷ nguyên kiểm soát xuất khẩu. (Vinh Trang)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM