Đón đọc ĐTTC bộ mới số 40 phát hành thứ hai ngày 6-1-2020

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 40 phát hành ngày 6-1-2020 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 40 phát hành thứ hai ngày 6-1-2020 ảnh 1
- Hồ sơ tín dụng Moody’s về Việt Nam: Ngày 18-12-2019, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố hạ triển vọng tín nhiệm Việt Nam xuống mức tiêu cực do vẫn còn tiềm ẩn rủi ro chậm trả nghĩa vụ nợ quốc gia gián tiếp. Vẫn biết phương pháp luận xếp hạng không bao giờ hoàn hảo, song thay vì tranh cãi, phản hồi kiểu như “không xác đáng”, “không tương xứng”, cách cầu thị vẫn nên là học cách hiểu họ thực hiện đánh giá này như thế nào để tự mình điều chỉnh thích hợp trong một thế giới luôn thay đổi. (GS.TS Trần Ngọc Thơ)
- Đừng chủ quan với GDP mới: Việc thực hiện đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) nhằm đảm bảo thông lệ quốc tế, đồng thời sẽ tác động nhiều mặt tới việc hoạch định kế hoạch và quản lý, phát triển kinh tế theo chiều hướng tốt lên. Tuy nhiên, khi các chỉ số về nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, CPI, lạm phát cơ bản… giảm thấp sẽ tạo ra tình trạng buông lỏng quản lý, đầu tư tràn lan, thiếu hiệu quả, gia tăng thất thoát, tham nhũng, đẩy lùi các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh)
- Xu hướng dòng tiền 2020: Năm 2020 sẽ không dễ dàng với nhà đầu tư khi thị trường tài chính tiếp tục giao dịch sôi động trong bối cảnh lợi suất trái phiếu âm vẫn tồn tại, sẽ khiến dòng tiền biến động không ngừng giữa các nhà đầu tư. Theo đó, các kênh an toàn như vàng, trái phiếu hút tiền mạnh hơn kênh chứng khoán, bất động sản. Vì thế, nắm bắt được xu thế này của dòng tiền sẽ giúp nhà đầu tư tránh được các rủi ro. (Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư MBKE)
- 2020 vốn ngoại tiếp tục dẫn dắt thị trường: Khả năng nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào thị trường mới nổi và cận biện không cao. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là khối ngoại sẽ đầu tư mang tính chọn lọc và một vài thị trường có thể được ưa chuộng hơn phần còn lại. Từ đây có thể dự báo năm 2020 hoạt động của khối ngoại trên sàn sẽ tích cực hơn bởi nhiều yếu tố thuận lợi... (Nguyễn Tiến Hoàng, CTCK Rồng Việt)
- Cho vay P2P, cấm hay quản phải làm ngay: Cho vay ngang hàng (P2P Lending) là mô hình cho vay chứa đựng rủi ro lớn do chưa có khung pháp lý bảo vệ. Đặc biệt, sự sụp đổ của hàng loạt sàn P2P Trung Quốc năm 2018 và trào lưu đổ xô sang Việt Nam của các công ty này, tiếp tục cảnh báo về mô hình này. Tuy nhiên, việc cấm P2P gần như không thể vì đây là xu thế của cách mạng công nghệ 4.0. Vì vậy, cần giải pháp để hợp thức hóa, quản lý hiệu quả mô hình này, tránh những hậu quả đáng tiếc cho người dân, doanh nghiệp. (Đỗ Linh)
- Trung Quốc - Khủng hoảng cho vay P2P: Theo Bloomberg, Trung Quốc sở hữu ngành công nghiệp cho vay ngang hàng (P2P) lớn nhất thế giới, dư nợ P2P tại Trung Quốc ước tính 217,96 tỷ USD. Con số này thậm chí lớn hơn các khoản nợ tồn đọng ở phần còn lại của thế giới. Nhưng ngành công nghiệp một thời nở rộ này hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng. Thị trường P2P của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi việc chiếm dụng tiền, tiêu chuẩn cho vay không rõ ràng và gian lận. Cuộc khủng hoảng sẽ là bài học nghiêm túc cho các nhà quản lý ở các thị trường khác khi họ tìm cách điều tiết và kiềm chế những gì ngoài tầm kiểm soát. (Văn Cường)
- Thiếu cơ chế, méo mó P2P: Cho vay ngang hàng (P2P) tại Việt Nam đang ngày càng có nhiều thành viên tham gia. Tuy nhiên thị trường này đang bị méo mó bởi những thành phần kém tích cực. Đặc biệt, việc chưa có cơ chế cho hoạt động P2P đang làm méo mó mô hình này. (Phan Đình Điền, nhà sáng lập RapBank)
- Khoảng trống chống hàng giả, nhái thời 4.0: Ứng dụng công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa, khi chỉ ngồi ở nhà với vài cú click chuột người bán và người mua có thể kết nối giao dịch. Nhưng cũng từ đây nạn hàng giả, nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bùng nổ với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Để chống gian lận thương mại trên không gian mạng quả thật gian nan đối với cơ quan quản lý. TMĐT phát triển mang đến những lợi ích và kết quả đáng ghi nhận. Nhưng mặt trái quá lớn của nó nếu không kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp làm ăn chân chính, người tiêu dùng. (Thanh Lâm)
- Quản lý sàn TMĐT - Luật có nhưng khó kiện: Để quản lý hoạt động các sàn TMĐT, cá nhân kinh doanh online và bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn gian lận thương mại trên không gian mạng, pháp luật đã có nhiều quy định, chế tài. Song theo đánh giá của LS. Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw, những chế tài xử lý các đối tượng vi phạm vẫn chưa đủ sức răn đe. (Thanh Dung)
- Có nên hạn chế vốn ngoại vào fintech?: Vài năm gần đây, các công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) đã thành công trong việc hút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Tuy nhiên, dòng vốn ngoại chảy vào lĩnh vực này sắp tới có thể chững lại, vì NHNN dự kiến hạn chế tỷ lệ tối đa phần vốn góp của các NĐTNN tại các tổ chức này ở mức 49% vốn điều lệ. Lý do NHNN muốn hạn chế tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại các công ty fintech vì lo ngại vấn đề lũng đoạn hệ thống tiền tệ và mất an ninh hệ thống tiền tệ. Điều này đúng nhưng sẽ cản trở việc đầu tư các công ty fintech và chắc chắn sẽ ảnh hưởng hệ thống thanh toán. (Bảo Trân)
- Những cổ phiếu một thời…: GTT - Sụp đổ vì tham vọng: Với tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành, CTCP Tập đoàn Thuận Thảo (GTT) lên sàn HOSE với mục đích huy động vốn để hiện thực hóa mục tiêu. Tuy nhiên, tham vọng nhanh chóng sụp đổ cùng với những dự án đầu tư kém hiệu quả, giá CP GTT cũng lao dốc không phanh và hiện đang là mã CP có giá thấp nhất trên TTCK. GTT là điển hình thất bại của việc sử dụng nợ ngắn hạn đầu tư dài hạn, đặc biệt là đầu tư dàn trải bất động sản đúng giai đoạn thị trường khủng hoảng và nền kinh tế đang đi xuống. (Kim Giang)
- Bảo tồn biệt thự cổ trên… giấy: TPHCM hiện có hơn 1.200 căn biệt thự cổ, phần lớn đã xuống cấp, hư hỏng, không có giá trị sử dụng và thực chất chỉ tồn tại trên giấy tờ. Giới chuyên gia cho rằng cần chọn lọc giữ lại những công trình tiêu biểu và chính quyền phải có kế hoạch phát triển, tài trợ cho gia chủ cải tạo, kinh doanh. (Tuấn Quang)
- Khuy măng sét cho những dịp quan trọng (Cao Bình)
- Công nghệ tân trang tổ ấm (Nhã Trúc)
- Tết đến - Xuân về cùng Khách sạn Rex Sài Gòn (Phương Hằng)
- Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp (PGS.TS.BS Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BVĐH Y Dược TPHCM)
- Danh họa Nguyễn Gia Trí - tài năng xuất chúng: Nguyễn Gia Trí (1908-1993) là một trong những danh họa lớn nhất Việt Nam, người mở ra khuynh hướng tranh sơn mài nghệ thuật đỉnh cao và tiên phong vẽ minh họa, biếm họa trên sách báo đầu thế kỷ 20. Cách đây tròn 60 năm, vào xuân Canh Tý 1960, danh họa đã gây chấn động bằng bức tranh biếm họa 5 con chuột đục khoét quả dưa hấu in trên bìa báo Tự Do số Tết ở Sài Gòn, mà dư luận cho rằng ông nhắm vào gia đình trị Ngô Đình Diệm. (Phan Hoàng)
- Hồi ký - Tự tin kể lại chuyện đời, chuyện nghề?: NSND Lệ Thủy chính thức phát hành hồi ký “Một kiếp cầm ca- Sinh ra để hát”, dưới dạng video clip. Năm nay bước vào tuổi 72, NSND Lệ Thủy thực hiện sản phẩm này như một cách nhìn lại 60 năm gắn bó cùng sân khấu cải lương. “Một kiếp cầm ca - Sinh ra để hát” cũng là một gợi ý về phương pháp kể lại đời mình của những người nổi tiếng. (Tuy Hòa)
- Du lịch ăn theo bối cảnh phim: Theo thống kê, 5% lượng du khách trên thế giới được gợi cảm hứng từ các bộ phim. Thực tế trên thế giới và ngay tại Việt Nam, nhiều bối cảnh phim đẹp lung linh đã khiến cho lượng khách đổ về tham quan du lịch ngày một đông. (Nguyễn Văn Toàn)
- Sumida - Dòng gốm phù điêu kể chuyện dân gian: Sumida (すみだ) là dòng gốm Nhật đắp nổi men những phù điêu  kể chuyện dân gian Nhật Bản và trở nên nổi tiếng thế giới từ khoảng năm 1895 đến 1920. Gốm Sumida-gawa yaki (隅田 焼) do nghệ nhân Inoue Ryōsai I (井上 良斎, sinh 1828) khởi xướng, và làm theo đơn đặt hàng cho riêng người Mỹ sưu tầm.  (TS. Trương Đình Bảo Long)
- Google khai tử xe hơi Đức?: Bị đe dọa bởi các doanh nhân ở California và Trung Quốc, các nhà sản xuất ô tô Đức nổi tiếng như BMW, Daimler, Audi và Volkswagen (VW) đang khẩn trương cố gắng tìm chỗ đứng của họ trong một thế giới mới của xe tự hành và xe điện. BMW, Mercedes dù rất đang nỗ lực nhưng vẫn còn một khoảng cách quá lớn để theo kịp công nghệ của Waymo. (Văn Cường)
- Người đứng sau thành công Zara: CEO Pablo Isla của Tập đoàn Inditex từng được Tạp chí Business Havard Review của Đại học Havard bình chọn CEO tài năng nhất 2 năm liên tiếp (2017 và 2018) với chiến lược phát triển và phổ biến hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như Zara, Massimo Dutti, Pull&Bear… (Thiên Bảo)
- DIY xoay xở để tồn tại: Ở vào thời đỉnh cao mua hàng online và những người đàn ông ngày càng trở nên… lười hơn, những bộ đồ mộc hay dụng cụ sửa chữa vặt trong gia đình không thể thiếu, được gọi là “Do it yourself” (DIY – tự làm các việc) cũng không còn đắt hàng nữa. Bởi lẽ thời đại 4.0 hàng mua trực tuyến ngày càng đa dạng và giá cả vô cùng rẻ. (Anh Thư)
Và nhiều chuyên mục khác… 
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác