Đón đọc ĐTTC bộ mới số 93 Tân niên phát hành thứ hai ngày 22-2-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 93 Tân niên phát hành ngày 22-2-2021 với nhiều chuyên mục:
- Khởi đầu chặng đường mới: Chia sẻ với ĐTTC dịp đầu Xuân Tân Sửu, nhiều chuyên gia kinh tế đều bày tỏ sự kỳ vọng tốt về phát triển kinh tế Việt Nam năm 2021, dù thách thức còn không ít. 
- Tồn tại hay không tồn tại: Dịch Covid đang làm cả nhân loại phải thay đổi. Bởi nếu không nhìn nhận lại mình, không thay đổi chiến lược phát triển của quốc gia và hành vi của mỗi cá nhân, sẽ rất khó tồn tại trong một xã hội mà tương lai khó đoán định. Câu nói “To be, or not tobe” (tồn tại hay không tồn tại) của nhà viết kịch nổi tiếng William Shakespeare được giới khoa học nhắc đến trên các diễn đàn như là cảnh báo toàn thể nhân loại.  (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa)
- Thị trường lo ngại lãi suất Mỹ tăng: Tuần lễ giao dịch kết thúc ngày 19-2 chứng kiến sự “nghỉ mệt” của thị trường cổ phiếu Mỹ sau 2 tuần tăng điểm khá mạnh từ đầu tháng 2. Quan trọng hơn, nó đánh dấu thời điểm các nhà đầu tư bắt đầu chú ý đến việc lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ đã vượt mốc 1,3%. Khi thị trường tài chính tăng mạnh nhờ bơm tiền, bất cứ động thái dừng bơm tiền nào, dù là nhỏ nhất, cũng đủ nhạy cảm để thúc đẩy một đợt điều chỉnh giá. (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Cuộc chiến giữa Big Tech và báo chí: Facebook và Google hôm 17-2 đã có những phản ứng trái ngược đối với một dự luật của Australia, nhằm chuyển một phần lợi nhuận khổng lồ của 2 công ty vào túi các nhà xuất bản tin tức trong nước. Diễn biến ở Australia đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới, một số người coi cách làm của Australia như hình mẫu để thiết lập lại bài toán kinh tế của tin tức trực tuyến. (Vinh Trang)
- Thời thế nay đã khác: Đã hơn 1 năm từ khi Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, chúng ta vẫn đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ ba do biến chủng SARS-CoV-2. Thời thế - Thích ứng - Tương lai là những vấn đề cần được nói đến, khi cú sốc Covid-19 vẫn đang len lỏi từng ngõ ngách đời sống, làm thay đổi cục diện kinh tế, chính trị. Có những thứ sẽ không bao giờ trở lại quỹ đạo cũ và không có giải pháp nào là hoàn hảo tuyệt đối. Vì vậy, chúng ta phải chủ động thay đổi và thích nghi để cùng nhau mở ra chu kỳ phát triển mới trong tương lai mới. (Th.S Tô Công Nguyên Bảo, Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
- Chất xúc tác tái cơ cấu thị trường vốn: Năm 2020 thế giới đã hứng chịu những tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, đã xuất hiện nhiều biến chủng virus mới có khả năng vô hiệu hóa vaccine, càng làm hy vọng gượng dậy của các nền kinh tế thêm mong manh. Trước yêu cầu hỗ trợ sản xuất và đầu tư, lãi suất đã được duy trì ở mức thấp. Điều này được dự báo có thể kéo dài và thúc đẩy khả năng tái cơ cấu thị trường vốn. (Lê Dương Anh Tuấn, Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
- Thận trọng chỉ số GDP: Đầu năm 2021 dịch Covid-19 lại một lần nữa bùng phát trở lại, Chính phủ và người dân lại một lần nữa vừa đối phó với dịch bệnh, vừa lo nền kinh tế trở lại nhịp điệu của nó. Vì thế, vấn đề cần đặt ra lúc này là tính toán các chỉ số hưởng lợi từ nền kinh tế mang lại, tránh những rủi ro có thể xảy ra. (TS. Bùi Trinh)
- Cần điều chỉnh dòng vốn hợp lý: Năm 2020, tăng trưởng tín dụng tạo bất ngờ khi có đột biến trong quý IV. Dòng tín dụng tăng đột biến ngoài việc chảy vào sản xuất kinh doanh, còn đi vào các kênh đầu tư một lượng lớn. Với dòng tiền đi vào kênh chứng khoán nếu được đẩy vào thị trường sơ cấp, tiền của nhà đầu tư đổ trực tiếp vào các nhà phát hành chứng khoán cũng hỗ trợ những nhà sản xuất kinh doanh. Nhưng dòng tiền cuối năm 2020 chỉ nằm ở thị trường thứ cấp, tức dành cho những người đã có chứng khoán mua đi bán lại trên thị trường tài chính. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính)
- Thông tư 120: Diện mạo mới thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ có bước cấp tiến quan trọng, khi Thông tư 120/2020/TT-BTC có hiệu lực vào ngày 15-2, qua đó cho phép được giao dịch trong ngày và bán khống ngay sau Tết Nguyên đán. Đây là bước ngoặt chưa từng có tiền lệ ở thị trường cơ sở, là tiền đề quan trọng cho mục tiêu nâng hạng TTCK của Chính phủ. (Đinh Hạ Vân) 
- Thị trường vẫn hút dòng tiền mới: TTCK trải qua cú sốc khi sụt giảm khoảng 6,6% từ giữa tháng 1 tới trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng thắng lợi vẫn là âm hưởng chính bên bàn trà của giới đầu tư. Tổn thương không quá lớn kể cả khi nhà đầu tư mua đúng đỉnh tháng 1, nhất là khi nhìn về tương lai, cơ hội tăng trưởng vẫn còn rất lớn. (Nguyên Hà)
- Nhóm ngành được kỳ vọng trong 2021: Dù dịch Covid-19 tiếp tục thử thách TTCK, nhưng vẫn có nhiều nhóm CP được kỳ vọng tạo nên kỳ tích trong năm 2021. Nhận định này phần nào được khẳng định với sự bứt phá của các nhóm ngành trong năm 2020. (Kim Giang)
- Đột phá nhà giá rẻ: Thời gian qua chính quyền TPHCM có nhiều chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội (NoXH), nhưng dự án hoàn thành đưa vào sử dụng rất hạn chế, phần lớn còn nằm trong… kế hoạch. Trong khi đó, nhu cầu phân khúc nhà ở này rất cao. Mặc dù chiếm 70-80% nhu cầu về nhà ở tại khu đô thị lớn như TPHCM, nhưng nguồn cung nhà ở giá rẻ đang rất khan hiếm, phân khúc nhà ở có thể nói khá cao so với khả năng của người thu nhập thấp. Như vậy người dân có nhu cầu nhà giá rẻ chỉ còn trông chờ vào các dự án NoXH. (Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng)
- Khám phá đẳng cấp công nghệ mới (Nhã Trúc)
- Mua sắm túi xách xu hướng Xuân Hè 2021 (Cao Bình)
- Giảm chất lượng cuộc sống do đau thần kinh tọa (BS.CKI Thái Bảo Cường, Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM)
- Phố bảo tàng bên sông Hương: Ven bờ Nam sông Hương thơ mộng, đường Lê Lợi là tuyến phố tuyệt đẹp trong kiến trúc đô thị Huế. Ở đó có sự đổi mới liên tục về nội dung và cách thức trưng bày các tác phẩm điêu khắc, hội họa của nhà điêu khắc lừng danh Điềm Phùng Thị và danh họa Lê Bá Đảng. Trên con đường ấy còn đang hình thành các thiết chế văn hóa nghệ thuật - tiền đề làm nên con đường bảo tàng độc đáo trong tương lai không xa. (Văn Thắng)
- Đa dạng giới tính trong ban điều hành: Mới đây, 6 quỹ đầu tư lớn ở Pháp kêu gọi các doanh nghiệp cần tăng tỷ lệ nữ giới trong ban điều hành lên mức tối thiểu 30%, kể từ năm 2025. Lý do, nhiều nghiên cứu đã cho thấy khi tỷ lệ nữ trong ban điều hành đạt mức 30%, hiệu quả của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể. (TS. Võ Đình Trí)
- Chung Thiểm Thiểm - “Con sói cô độc” của Trung Quốc: Vào tháng 1-2021, vị trí số 1 trên bảng xếp hạng tỷ phú Trung Quốc đã bất ngờ thay đổi. Tỷ phú công nghệ Jack Ma sau thời gian dài nắm giữ vị trí số 1 tỷ phú Trung Quốc đã bị soán ngôi bởi một nhân vật được báo chí mệnh danh là “con sói cô độc” của Trung Quốc, tỷ phú Chung Thiểm Thiểm, doanh nhân không được nhiều người biết tới. (Thiên Bảo)
- Tìm cách thoát khủng hoảng lương thực:  Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), ít nhất 1/3 diện tích đất canh tác trên thế giới đã bị suy thoái do quản lý kém, đô thị hóa hoặc biến đổi khí hậu, làm suy giảm mạnh nguồn cung cấp dinh dưỡng toàn cầu. Hiện nhiều nước đã thử nghiệm những cải tiến đột phá ngành nông nghiệp, tạo động lực mới cho ngành tự động hóa, đặc biệt là các quy trình thu hoạch và chế biến nhằm đối phó với tình trạng thiếu lương thực toàn cầu. (Hoàng Thủy Vân)
- Lạc quan năm Tân Sửu: Giờ đây, Tân Sửu 2021 đã tống khứ năm con chuột Canh Tý, một năm đầy nghiệt ngã với hàng triệu sinh mạng và công ăn việc làm do Covid-19. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia phong thủy, Tân Sửu là năm của con Trâu Sắt - Thiết Ngưu và sẽ không có những sự kiện bùng nổ hay tai họa và mở đường cho một năm thuận lợi cho việc khôi phục hoặc củng cố kinh tế và đầu tư dài hạn. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
 Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác