
*CHỦ ĐIỂM-SỰ KIỆN: Ngày mai 3-11, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết cơ chế, chính sách phát triển TPHCM. Nhiều cơ chế Chính phủ dự kiến trình ra được kỳ vọng tạo động lực cho TP tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn, là đầu tàu có sức thu hút và lan tỏa lớn ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng góp lớn hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách chung cả nước. Dự kiến, nghị quyết này có hiệu lực từ 1-1-2018, và được thực hiện trong 5 năm.
*TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG: Khi thảo luận, xem xét dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, có khá nhiều ý kiến đề nghị cần rà soát kỹ các quy định liên quan đến “kiểm soát đặc biệt” và phương án cơ cấu lại các TCTD được kiểm soát đặc biệt, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với quy định của Luật NHNN Việt Nam, Luật Doanh nghiệp và Luật Phá sản, cũng như các quy định pháp luật có liên quan.
*CHỨNG KHOÁN-ĐẦU TƯ: Kết quả kinh doanh quý III đang được các doanh nghiệp niêm yết công bố, cho thấy bức tranh khá sáng sủa trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường lại đang tồn tại nghịch lý cổ phiếu của các doanh nghiệp này vẫn giảm dù đón nhận tin tốt.
*NHÌN RA THẾ GIỚI: Đặc khu kinh tế là mô hình được nhiều quốc gia lựa chọn trong hơn nửa thế kỷ qua. Tiền thân cho đặc khu kinh tế là khu kinh tế mở đầu tiên được thành lập tại Puerto Rico năm 1942, rồi dần được nhân rộng tại nhiều quốc gia châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Phillippines, Singapore vào cuối thập niên 60… và đến nay trên toàn thế giới đã có 4.500 đặc khu kinh tế tại 140 quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, đặc khu kinh tế cũng đã bộc lộ những mặt trái của nó.
Và nhiều chuyên mục khác...
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM