Đón đọc ĐTTC phát hành thứ năm ngày 22-12

Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC phát hành sáng thứ năm ngày 22-12.

Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC phát hành sáng thứ năm ngày 22-12.

*CHỦ ĐIỂM-SỰ KIỆN: Xuất khẩu hàng Việt những năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng kể nhờ vào sự nỗ lực hết mình của các doanh nghiệp. Song bên cạnh việc tìm đơn hàng từ đối tác nước ngoài, doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận với các doanh nhân là kiều bào, tạo lập một kênh mới đưa hàng Việt thâm nhập thị trường thế giới một cách bài bản hơn.

Mời quý độc giả đón đọc bài liên quan trên báo ĐTTC phát hành sáng thứ năm ngày 22-12:

> Liên kết doanh nghiệp trong nước và kiều bào: Tạo hướng đột phá hàng xuất khẩu

> Khơi thông dòng vốn kiều hối

*TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG: Đến hết năm 2011, Việt Nam có khoảng 40 triệu thẻ thanh toán, doanh số thanh toán qua thẻ đạt hàng chục tỷ USD và được dự báo sẽ tăng đều trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, cảnh báo từ các ngân hàng và cơ quan chức năng cho thấy, Việt Nam đang là điểm đến của tội phạm công nghệ cao trong ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thẻ.

Mời quý độc giả đón đọc bài liên quan trên báo ĐTTC phát hành sáng thứ năm ngày 22-12:

> Tội phạm thẻ gia tăng

> Phân bổ tín dụng theo nhóm: Công bằng không thể cào bằng

*CHỨNG KHOÁN-CƠ HỘI ĐẦU TƯ: Một số công ty chứng khoán rút nghiệp vụ môi giới trong thời gian vừa qua có thể xem là hệ quả tất yếu khi thị trường khó khăn. Lý do gánh nặng chi phí được đưa ra cho quyết định này thoạt nghe có vẻ hợp lý, nhưng thực tế chưa hẳn như vậy. Thiết nghĩ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phải có cách giải quyết rạch ròi hơn để tránh đi một nguy cơ méo mó đang đến rất gần.

Mời quý độc giả đón đọc bài liên quan trên báo ĐTTC phát hành sáng thứ năm ngày 22-12:

> CTCK rút nghiệp vụ môi giới: Dũng cảm nhưng cần trách nhiệm

> Đổ thừa khách quan

*NHÌN RA THẾ GIỚI: Trong thế kỷ trước chiến tranh là nguyên nhân chủ yếu khiến người ta phải rời bỏ đất nước, nay kinh tế và các vấn đề xã hội - chính trị trở thành nguyên nhân chính. Không chỉ người dân ở những đất nước bị chiến tranh tàn phá như Afghanistan hoặc Iraq mới từ bỏ quê hương, mà đang có một bộ phận lớn di dân từ những nước giàu ở châu Âu, thậm chí là các triệu phú Trung Quốc. Các nước châu Âu không còn là “miền đất hứa” của đa số di dân mà đang chứng kiến làn sóng rời bỏ đất nước tìm nơi “tránh bão”.

Mời quý độc giả đón đọc bài liên quan trên báo ĐTTC phát hành sáng thứ năm ngày 22-12:

> Di dân thời toàn cầu hóa (kỳ 1): Châu Âu bị ruồng bỏ

> Kim Jong-il qua đời: Tác động kinh tế toàn cầu?

Và nhiều chuyên mục khác...

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác